1. Dự án: Xây dựng tổ hợp tác và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất muối sạch.

 

Chủ nhiệm dự án: Nguyễn Đức Khắc

 

Mục tiêu:

 

* Mục tiêu tổng quát

 

Phát triển mô hình Tổ hợp tác và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất muối sạch nhằm giúp diêm dân thay đổi phương thức sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất, chất lượng, sản lượng muối đáp ứng yêu cầu thị trường, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo, đẩy nhanh quá trình Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

 

* Mục tiêu cụ thể:

 

- Tạo công ăn việc làm cho 600 lao động nông thôn tham gia mô hình, góp phần nâng cao thu nhập cho diêm dân, giữ vững ổn định an ninh chính trị, văn hoá xã hội trên địa bàn nông thôn.
- Tập huấn nâng cao kiến thức, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất muối sạch bằng phương pháp chuyển đổi vị trí chạt lọc truyền thống và kết tinh muối trên bạt nhựa HDPE cho 1800 diêm dân, nâng cao năng suất, chất lượng muối sạch.
- Xây dựng được 24 tổ hợp tác sản xuất muối theo công nghệ mới tại 8 tỉnh ven biển phía Bắc.
- Tăng năng suất sản lượng muối từ 80 tấn/ha lên 100 tấn /ha/năm.
- Thông qua thực hiện dự án: Nâng cao nhận thức của diêm dân sản xuất muối tại địa phương về bảo vệ môi trường, tạo sự chuyển biến tích cực trong diêm dân với việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường trong sản xuất muối.
- Hỗ trợ diêm dân đăng ký chất lượng nông sản, liên kết tiêu thụ sản phẩm.

 

Thời gian thực hiện: 2011-2013

 

Kết quả dự án

 

• Năm 2011:

 

Số TT Địa điểm thực hiện Quy mô (ha) Số hộ tham gia Kinh phí (1000 đồng)
1 Nghệ An 0,5 25 117.025
2 Thanh Hóa 0,5 25 117.025
3 Thái Bình 0,5 25 117.025
4 Nam Định 0,5 25 117.025
5 Hải Phòng 1,0 50  234.050
  Tổng cộng 3 150 702.150

 

a. Kết quả mô hình:

 

Các đơn vị tham gia dự án nhánh đều nghiêm túc thực hiện, triển khai các hạng mục và nội dung được thể hiện trong dự án mà đơn vị đã ký hợp đồng với Trung tâm khuyến nông Quốc gia, cụ thể cả 05 tỉnh tham gia dự án nhánh đã hoàn thành triển khai xây dựng:
- Được 6 tổ Hợp tác sản xuất muối với 150 thành viên tham gia; có điều lệ, nội quy hoạt động của tổ...
- Đã xây dựng xong cơ sở hạ tầng đồng muối: đã hoàn thành xây dựng xong 150 ô nề kết tinh muối với tổng diện tích là 3000m2 và trải bạt HDPE cho sân kết tinh muối; 150 nhăng đựng nước; 300 chạt lọc; 300 thùng lắng lọc. Diêm dân tại Hải Phòng sau khi dự án triển khai nhiều gia đình thấy hiệu quả và tính hợp lý của mô hình mới đã tự bỏ tiền đưa chạt lọc ra giữa ruộng phơi cát.

 

b. Tập huấn, đào tạo:

 

Tập huấn và đào tạo kỹ thuật cho 450 diên dân biết cách sản xuất muối sạch theo công nghệ mới. Các đơn vị nhánh đã triền khai đầy đủ các lớp tập huấn trong mô hình cho những người tham gia mô hình và các khóa đào tạo ngoài mô hình cho những đối tượng không tham gia trong mô hình và từ những huyện, xã có điều kiện sản xuất muối của địa phương.

 

c. Thông tin tuyên truyền:

 

Hàng tháng trong thời gian triển khai dự án các tỉnh đều có những bài viết, thông tin mang tính thiết thực đăng trên báo, đài địa phương để tuyên truyền về nội dung, yêu cầu kỹ thuật và tính hiệu quả khi triển khai dự án cho mọi người dân địa phương được biết. Đã viết và phát được trên 50 bài thông tin trên các phương tiện đại chúng, tổ chức cho 300 người tham quan học tập công nghệ của mô hình.

 

d. Quản lý dự án

 

Các tỉnh đã chọn và cử những cán bộ nhiệt tình, có kinh nghiệm và trách nhiệm để hướng dẫn và chỉ đạo mô hình. Các cán bộ chỉ đạo đa số đi sâu, đi sát dành thời gian thích đáng cho triên khai mô hình, bám sát các tiêu chuẩn kỹ thuật cầm tay chỉ việc cho bà con.

 

• Năm 2012

 

Số TT Địa điểm thực hiện Quy mô (ha) Số hộ tham gia Kinh phí (1000 đồng)
1 Nghệ An 0,5 25 117.025
2 Thanh Hóa 0,5 25 117.025
3 Thái Bình 1,0 50  234.050
4 Nam Định 1,0 50  234.050
5 Hải Phòng 1,0 50  234.050
  Tổng cộng 4 200 936.200

 

a. Kết quả mô hình:

 

Các đơn vị tham gia dự án nhánh đều nghiêm túc thực hiện, triển khai các hạng mục và nội dung được thể hiện trong dự án mà đơn vị đã ký hợp đồng với Trung tâm khuyến nông Quốc gia, cụ thể cả 05 tỉnh tham gia dự án nhánh đã hoàn thành triển khai xây dựng:

 

- 08 tổ Hợp tác sản xuất muối với 200 thành viên tham gia; những thành viên của tổ hợp tác xã đều được các đơn vị thực hiện dự án tuyển chọn dúng theo tiêu chí đặt ra, đảm bảo công bằng trên tinh thần tự nguyện, đủ năng lực thực hiện. Tất cả các tổ hợp tác xã đều họp bàn để xây dựng ra điều lệ, nội quy hoạt động của tổ để tổ hoạt động một cách bền vững...

 

- Đã xây dựng xong cơ sở hạ tầng đồng muối: đã hoàn thành xây dựng xong 200 ô nề kết tinh muối với tổng diện tích là 4000m2 và trải bạt HDPE cho sân kết tinh muối; 200 nhăng đựng nước; 600 chạt lọc; 600 thùng lắng lọc. So với năm 2011tất cả các đơn triển khai đảm bảo kỹ thuật hơn, bạt nhựa được trải phẳng, rút kinh nghiệm của năm trước bạt khi đưa vào sử dụng thường bị phồng do khí bi giữ dưới bạt bị giãn nở khi gặp nóng, năm nay các đơn vị bổ sung thêm hệ thống thoát khí cho các ô kết tinh vì vậy bạt rất ổn định trong quá trình sản xuất.

 

b. Tập huấn, đào tạo:

 

Tập huấn và đào tạo kỹ thuật cho 400 diêm dân biết cách sản xuất muối sạch theo công nghệ mới. Các đơn vị nhánh đã triền khai đầy đủ các lớp tập huấn trong mô hình cho những người tham gia mô hình và các khóa đào tạo ngoài mô hình cho những đối tượng không tham gia trong mô hình và từ những huyện, xã có điều kiện sản xuất muối của địa phương. Nội dung tập huấn đều bám sát yêu cầu của dự án và được những giáo viên có kinh nghiệm được đào tạo đã kinh qua tham gia trực tiếp vào sản xuất. Các giáo viên đã kịp thời giải đáp những vướng mắc trong thực tế sản xuất cũng như chuyển giao cho diêm dân những kinh nghiệm được đúc rút qua 01 năm thực hiện dự án của các đơn vị khác.

 

c. Thông tin tuyên truyền:

 

Trong thời gian triển khai dự án các tỉnh đều có từ 03- 05 bài viết, thông tin mang tính thiết thực đăng trên báo, đài địa phương để tuyên truyền về nội dung, yêu cầu kỹ thuật và tính hiệu quả khi triển khai dự án cho mọi người dân địa phương được biết. Đã viết và phát được tổng số trên 50 bài thông tin trên các phương tiện đại chúng, tổ chức cho 300 người tham quan học tập công nghệ của mô hình. Nhiều đơn vị còn tự bỏ kinh phí để tổ chức cho diêm dân của địa phương mình đi tham quam các mô hình của các đơn vị bạn nhằm bổ sung thêm cách làm, quy cách, quy mô của mô hình. Học, tìm ra cách làm hay để áp dụng vào địa phương mình.

 

d. Quản lý dự án

 

Các tỉnh đã chọn và cử những cán bộ nhiệt tình, có kinh nghiệm và trách nhiệm để hướng dẫn và chỉ đạo mô hình. Các cán bộ chỉ đạo đa số đi sâu, đi sát dành thời gian thích đáng cho triển khai mô hình, có kế hoạch và nội dung hoạt động được thủ trưởng đơn vị thực hiện dư án duyệt ngay từ khi bắt đầu thực hiện, nhin chung các càn bộ chỉ đạo kỹ thuật đều đảm báo yêu cầu của dự án đề ra, đều bám sát các tiêu chuẩn kỹ thuật cầm tay chỉ việc cho bà con.

 

• Năm 2013: Đang triển khai

 

Số TT Địa điểm thực hiện Quy mô (ha) Số hộ tham gia Kinh phí (1000 đồng)
1 Nghệ An 0,5 25 117.025
2 Thanh Hóa 0,5 25 117.025
3 Thái Bình 1,0 50  234.050
4 Nam Định 1,0 50  234.050
5 Hải Phòng 1,0 50  234.050
  Tổng cộng 4 200 936.200

 

2. Dự án: Cơ giới hóa trong sản xuất lúa giai đoạn 2011 – 2013

 

Chủ nhiệm dự án: Hà Văn Biên

 

Mục tiêu dự án: Phát triển mô hình cơ giới hóa trong sản xuất lúa, khắc phục tình trạng thiếu lao động trong sản xuất nông nghiệp, đảm bảo kịp thời vụ; áp dụng cơ giới hóa đồng bộ nhằm tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tạo ra vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tăng thu nhập cho người sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, góp phần đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn.

 

Kết quả dự án:

 

• Năm 2011:

 

- Mô hình máy gặt đập liên hợp: quy mô 29 máy GĐLH / 29 mô hình, thực hiện tại: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Bình Định, Gia Lai, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu.

 

Năm 2011, đã xây dựng 29 mô hình máy gặt đập liên hợp tại 26 tỉnh,tăng năng suất lao động từ 20 - 60 lần, giảm chi phí sản xuất 35 - 40%.

 

- Mô hình máy làm đất đa năng: quy mô 105 máy LĐĐN/19 mô hình tại: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Gia Lai.

 

Năm 2011, đã xây dựng 19 mô hình máy làm đất đa năng tại 17 tỉnh, tăng năng suất lao động từ 13 - 15 lần, giảm chi phí sản xuất 30 - 35%.

 

• Năm 2012:

 

- Mô hình máy gặt đập liên hợp: quy mô 25 máy GĐLH / 25 mô hình tại: Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Lào Cai, Điện Biên, Sơn La, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định, Gia Lai, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu.

 

Năm 2012, đã xây dựng 25 mô hình máy gặt đập liên hợp tại 23 tỉnh, tăng năng suất lao động từ 20 - 60 lần, giảm chi phí sản xuất 35 - 40%.

 

- Mô hình máy làm đất đa năng: quy mô 120 máy LĐĐN / 24 mô hình tại: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Bắc Giang, Hòa Bình, Hà Nam, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Gia Lai.

 

Năm 2012, đã xây dựng 24 mô hình máy làm đất đa năng tại 17 tỉnh, tăng năng suất lao động từ 13 - 15 lần, giảm chi phí sản xuất 30 - 35%.