Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh đã có một số doanh nghiệp liên kết xây dựng vùng trồng và tiêu thụ sản phẩm ớt. Sau thời gian khảo nghiệm, đánh giá, lựa chọn giống ớt phù hợp và tổ chức sản xuất, sơ chế, chế biến, đến nay sản phẩm ớt muối chua của tỉnh đã đủ điều kiện để xuất khẩu. Tại địa bàn TP Hòa Bình, Công ty Tiến Ngân đã trực tiếp xây dựng vùng trồng ớt, ớt được trồng trên đất tơi xốp, thoát nước có sử dụng màng phủ; trong quá trình chăm sóc sử dụng phân hữu cơ để bón cho cây phòng trừ sâu bệnh bằng phương pháp sinh học. Sau khi thu hoạch, ớt được sơ chế, muối chua theo công thức đặt hàng của doanh nghiệp đối tác tại Hàn Quốc là Công ty Tomas. Lô sản phẩm ớt chỉ địa này là lô đầu tiên của công ty được xuất khẩu theo đặt hàng từ đối tác nước ngoài, kể cả về chủng loại giống, kỹ thuật sơ chế, chế biến, đóng gói đều đã đáp ứng yêu cầu của đối tác.

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, nhu cầu của doanh nghiệp Hàn Quốc cần nhập khẩu khoảng 4.000 tấn ớt muối chua/năm. Năm 2024, Công ty Tiến Ngân dự kiến sẽ xuất khẩu 150 tấn ớt. Do đó, từ nay đến cuối năm, ngành nông nghiệp tỉnh phấn đấu mở rộng khoảng 50 ha diện tích trồng ớt chỉ địa phục vụ cho xuất khẩu, tập trung tại các huyện: Lương Sơn, Lạc Thủy, Kim Bôi và TP Hòa Bình.

Cũng tại hội nghị, đại diện Công ty Tiến Ngân (TP Hòa Bình) và Công ty Tomas đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược trong phát triển chuỗi sản phẩm ớt muối xuất khẩu./.

leftcenterrightdel
 Các đại biểu vận chuyển ớt lên xe hàng trước khi đưa đi xuất khẩu
leftcenterrightdel

Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu thăm quan vùng trồng ớt của Công ty Tiến Ngân tại phường Dân Chủ (TP Hòa Bình)

Thanh Hằng

Trung tâm Khuyến nông Hoà Bình