Đây là nghiên cứu cấp thiết góp phần bảo tồn, phát triển nguồn dược liệu của tỉnh, đồng thời mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân. Kế thừa kết quả từ các nghiên cứu đi trước, nhóm nghiên cứu tiến hành dụng công nghệ khí canh sản xuất cây 60.000 cây giống cà gai leo và giảo cổ lam sạch bệnh cung cấp cho sản xuất. Áp dụng quy trình quản lý trồng, chăm sóc, thu hái chế biến dược liệu theo tiêu chuẩn GACP, năng suất dược liệu bình quân đạt 10- 15 tấn/ha/năm.

Từ nguồn nguyên liệu sạch thu được Trung tâm ứng dụng và Đổi mới sáng tạo tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện quy trình sản xuất và chế biến được 1.000 hộp trà túi lọc quy cách đóng gói 24 gói mỗi gói 3,5g/hộp trà; 100 lọ cao đặc dược liệu cà gai leo và giảo cổ lam 5 lá quy cách đóng 100 g/lọ và 200 hộp tinh chất nano cà gai leo và giảo cổ lam 5 lá. Trung tâm tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm và cung cấp ra thị trường.

Qua nghiên cứu, thăm dò thị trường kết quả cho thấy, hiện nay nếu sản xuất và tiêu thụ dược liệu sấy khô giá bán sản phẩm thấp 1 kg dược liệu khô giá bán dạo động 20.000- 40.000 đồng/kg (cà gai leo) và 50.000- 70.000 đồng (giảo cổ lam), giá trị sản xuất dược liệu của người nông dân thu về rất thấp. Tuy nhiên, khi ứng dụng các công nghệ hiện đại vào chế biến cà gai leo và giảo cổ lam hiệu quả kinh tế thu về của người dân cao hơn 5-7 lần so với trồng bán nguyên liệu thô.

Như vậy có thể thấy rằng, việc nghiên cứu ứng dụng các công nghệ cao vào sản xuất dược liệu theo chuỗi giá trị khép kín giúp bà con nông dân nâng cao hiệu quả kinh tế cho sản xuất. Đây là một hướng đi cần đẩy mạnh phát triển trong sản xuất hiện nay.

leftcenterrightdel
 Một số sản phẩm chế biến từ cà gai leo và giảo cổ lam 5 lá của Trung tâm ứng dụng và Đổi mới sáng tạo tỉnh Vĩnh Phúc

Kim Liên

Trung tâm ứng dụng và Đổi mới sáng tạo tỉnh Vĩnh Phúc