1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các bài:

- Trúng vụ vẫn lo - Tác giả Kế Toại. Theo tác giả, dẫu thắng vụ tôm, người nuôi vẫn như ngồi trên đống lửa vì tình trạng ô nhiễm môi trường nước ngày càng nghiêm trọng. Ông Mai Đăng Nhân, Phó phòng Thủy sản - Sở Nông nghiệp và PTNT Nam Định cho biết, năm 2014, diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh đạt 15.859 ha, tăng 1,99% so với năm 2013. Sản lượng thủy sản (nuôi nước ngọt và mặn lợ) đạt 63.530 tấn, tăng 6,98% so với năm 2013, vượt kế hoạch đề ra. Ông Đặng Văn Tuấn, xã viên Hợp tác xã Thủy sản Thống Nhất, xã Hải Đông, huyện Hải Hậu cho biết, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng của gia trên 2.000 m2 mặt nước, qua 2 vụ ông Tuấn thu được khoảng 3,7 tấn tôm thẻ chân trắng thương phẩm. Lợi nhuận trên 200 triệu đ/năm. Về giống tôm thẻ chân trắng, hiện tỉnh Nam Định chưa thể sản xuất được mà phải nhập về từ các tỉnh miền Nam. Người dân tự mua qua đại lý nên rất khó kiểm soát được chất lượng giống. Nếu có kiểm soát, cũng chỉ là về mặt giấy tờ thủ tục, pháp lý của các chuyến hàng.

- Hiện đại tàu cá - Tác giả Sao Mai - Võ Dũng. Bài báo nhấn mạnh, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An phối hợp với Ủy ban Nhân dân huyện Quỳnh Lưu tổ chức tổng kết, đánh giá mô hình hiện đại hóa đội tàu cá đánh bắt hải sản xa bờ. Năm 2014, được sự hỗ trợ và đầu tư của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Nghệ An đã triển khai 3 mô hình hiện đại hóa đội tàu cá tại các xã Tiến Thủy, Quỳnh Long (Quỳnh Lưu), xã Quỳnh Lập (Thị xã Hoàng Mai). Trước khi triển khai 3 mô hình này tại địa phương, xã Tiến Thủy đã có tàu đánh bắt xa bờ tự trang bị máy tầm ngư dò ngang của Nhật hoặc Mỹ. giá mỗi chiếc từ 300 đến 1 tỷ đồng. Nhờ đó Tiến Thủy có sản lượng đánh bắt tăng lên từ 130 - 145% so với trước.

- Nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi thủy sản - Tác giả Hân Minh. Tác giả lưu ý, các phương pháp, ngư cụ đánh bắt mang tính huỷ diệt đang được sử dụng khá phổ biến, đe doạ nghiêm trọng đến nguồn lợi thuỷ sản. Nghề khai thác thuỷ sản bằng lồng bát quái ở Hải Phòng được du nhập từ Trung Quốc khoảng 10 năm trở lại đây. Đây không phải là loại lưới thông thường mà là những chiếc lồng hình chữ nhật, có cửa kiểu như hom giỏ, các loài thủy sinh chui vào là không có đường thoát. Theo Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Hải Phòng, nghề đánh bắt cá, tôm bằng lồng bát quái có ảnh hưởng rất lớn đến nguồn lợi thuỷ sản, ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng khai thác hằng năm của ngư dân. Người dân chỉ cần đầu tư khoảng 1,7 triệu đồng là có thể mua một bình ắc quy 12V, một bộ kích điện tại bất cứ hiệu sửa chữa điện tử nào, cộng với một bình nhựa và hai cần tự chế là có ngay một bộ kích điện đi đánh bắt thủy sản. Để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, ngoài việc nâng cao ý thức của người dân, cần có chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho các chủ phương tiện làm nghề khai thác thủy sản bằng các phương pháp, ngư cụ mang tính “tận diệt” nguồn lợi.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Thi trâu bò khỏe đẹp - Tác giả VK

- Nuôi tôm "2 trong 1" - Tác giả Đ.T. Chánh

- Hậu Giang" 294 tỷ đồng chuyển đổi cây trồng, vật nuôi - Tác giả Nguyễn Văn Mẫn

2. Báo Nông thôn Ngày nay đăng các bài:

- Hẩm hiu sáng chế của nông dân: Bài 2: Công trình đoạt giải cao vẫn "ế" - Tác giả Thuận Hải - Thiên Hương. Bài báo nhấn mạnh, với những sáng chế độc đáo đem lại hữu ích cho sản xuất, nhiều công trình của các "Hai Lúa" đã đoạt giải cao tại các hội thi sáng tạo kỹ thuật. Tuy nhiên cho đến nay, hầu như chưa có sáng chế nào của nông dân được chuyển giao và nhiều sản phẩm có nguy cơ bị vứt bỏ... anh Nguyễn Hoàng Phi, xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang sau một thời gian mày mò nghiên cứu anh đã chế tạo ra chiếc máy phun thuốc điều khiển từ xa với nhiều tính năng vượt trội. Năm 2012, anh đoạt giải 3 Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật tỉnh An Giang. Đến nay, sau hơn 3 năm ra lò, anh Phi đành ngậm ngùi "cất đứa con tinh thần" vào tủ vì không có đủ tiền duy trì sản xuất. Ông Nguyễn Hồng Thiện - chủ cơ sở máy gặt đập liên hợp Tư Sang, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang cho biết, hiện đang hoạt động cầm chừng vì máy tiêu thụ rất chậm, mặc dù sản phẩm của ông chỉ khoảng 300 - 400 triệu đồng/chiếc, nông dân rất thích nhưng chưa có doanh nghiệp nào đoái hoài đến. Ông Phạm Phi Anh - Phó Cục trưởng Cục Sở hữu Trí tuệ nhận định, sáng chế của nông dân thường không quá phức tạp và dễ áp dụng ngay. Nhưng để đưa được sáng chế của nông dân thành hiện thực thường phải đầu tư rất lớn, phạm vi ứng dụng cũng rất đặc thù. Nói cách khác là phải có đội ngũ làm công tác xúc tiến đầu tư và kết nối giữa nhà sáng chế với nhà đầu tư.

- Thâm canh keo lai, keo tai tượng giống mới: Nâng cao giá trị kinh tế rừng trồng - Tác giả Hoàng Phiên. Bài báo nhấn mạnh, năm 2014, Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam được Bộ Nông nghiệp và PTNT giao chủ trì thực hiện Dự án “Mô hình thâm canh rừng trồng một số giống keo tai tượng (xuất xứ Pongaki và Cardwell); keo lai BV33, BV75, TB1, TB11”. Dự án được triển khai tại 18 tỉnh nhằm đẩy nhanh việc chuyển giao các giống mới nâng cao giá trị kinh tế lâm nghiệp. Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm và dịch vụ môi trường rừng; tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm từ 4 - 6%, từng bước đáp ứng nhu cầu về gỗ, lâm sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; góp phần tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam, tùy theo các lập địa khác nhau, năng suất rừng trồng của các loài cây keo lai và keo tai tượng được tuyển chọn rất khác nhau. Với các giống keo lai, năng suất có thể đạt từ 15 - 35m3/ha/năm; các giống keo tai tượng, năng suất có thể đạt 20 - 36 m3/ha/năm.

- Quyết làm giàu bằng nông nghiệp công nghệ cao - Tác giả Duy Hậu - Hoài Thu. Bài báo cho biết, đang làm chủ một xưởng cơ khí có thu nhập ổn định, anh Tô Quang Dũng, phường 8, Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng quyết định đóng xưởng để đi làm… rau. Anh chạy vạy khắp nơi vay mượn tiền bạc, đầu tư nhà kính, rồi tham gia các lớp tập huấn trồng rau VietGAP, mời chuyên gia từ Hà Lan về hướng dẫn kỹ thuật trồng các loại rau quả... Anh thành lập cơ sở sản xuất rau sạch Trường Phúc Farm, rồi tự quảng bá và tìm thị trường riêng cho mình.Với quỹ đất 4ha, ban đầu Trường Phúc Farm cho ra các loại rau ăn lá như cải các loại, bó xôi, xà lách… cho hiệu quả 400 - 500 triệu/ha/năm. Bên cạnh đó, cơ sở còn trồng giống cà chua cao cấp (giống cà chua sinh trưởng vô hạn, có tuổi thọ gần 1 năm và cho trái liên tục nên đạt năng suất cao). Chỉ với 1ha cà chua này, mỗi năm anh Dũng có khoảng 25 tấn quả, thu về khoảng 500 triệu đồng. Năm 2011, Trường Phúc Farm liên kết với Công ty Đà Lạt G.A.P, sản xuất ớt sừng trâu xuất khẩu sang Nhật Bản. Từ năm 2011 - 2013, cơ sở đã ký kết với Nhật Bản sản xuất trên diện tích 500m2, năng suất trung bình 70 tấn vụ/năm, với giá niêm yết 16.000 đồng/kg. Như vậy, mỗi năm Trường Phúc Farm đã thu về cả tỷ đồng chỉ từ 5 sào ớt sừng trâu. Đầu năm nay, phía Nhật Bản đã ký kết tăng gấp đôi diện tích trồng ớt với anh Dũng. Ước tính vụ ớt này anh Dũng sẽ bỏ túi khoảng hơn 2 tỷ đồng.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Đã có tới 193 doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu cá tra - Tác giả Trọng Bình

- Cứu sống 1 ngư dân hôn mê trên biển - Tác giả Đình Thiên

3. Báo Kinh tế nông thôn cuối tuần đăng các tin sau:

- Đổi mới hoạt động khuyến nông: Ưu tiên sản xuất theo quy trình VietGAP - Tác giả Khánh Nguyên. Tác giả cho biết, theo ông Phan Huy Thông - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, để cùng các địa phương tích cực triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, công tác khuyến nông cũng cần được đổi mới theo hướng chuyên sâu với mục tiêu thúc đẩy phát triển các sản phẩm hàng hóa chủ lực có lợi thế và thị trường tiêu thụ ổn định. Để góp phần thực hiện tốt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp cũng như chủ trương xây dựng nông thôn mới, TS. Phan Huy Thông cho rằng, cần đổi mới hoạt động khuyến nông theo hướng ưu tiên thúc đẩy phát triển các sản phẩm hàng hóa chủ lực có lợi thế và thị rường tiêu thụ của từng vùng, từng địa phương, đồng thời tiếp tục quan tâm khuyến nông đối với vùng sản xuất khó khăn, hộ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số.

- Cam Cao Phong đón tương lai mới - Tác giả Thanh Hảo. Bài báo đề cập, mới đây, vào ngày 16/11/2014, huyện Cao Phong chính thức đón nhận chỉ dẫn địa lý “cam Cao Phong” do Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học - Công nghệ cấp. Đây là tin vui cũng là cơ hội mới cho những người trồng cam Cao Phong. Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, hiện trên địa bàn có trên 1.200ha diện tích đất trồng cây có múi, với các giống chủ yếu: Cam Xã Đoài, cam chín muộn V2, cam Canh, quýt Ôn Châu, cam CS1,… Thời gian thu hoạch sản phẩm kéo dài từ 7-9 tháng trong năm. Cây cam luôn mang lại thu nhập cao và ổn định. Tính đến thời điểm năm 2013, giá trị thu nhập bình quân đạt 600 - 800 triệu đồng/ha với giá cam dao động từ 20.000 - 25.000 đồng/kg. Cam Canh và cam chín muộn V2 cho doanh thu cao nhất, có hộ thu về khoảng 3 tỷ đồng/ha cây trồng ở năm thứ 7. Trong tương lai, cùng với sự cố gắng của chính quyền và người trồng cam, cam Cao Phong sẽ tự mình khẳng định được thương hiệu trên thị trường trong nước cũng như vươn tới xuất khẩu.

- Làm giàu từ gà Đông Tảo - Tác giả Thanh Nụ. Theo tác giả, anh Lê Quang Thắng, 39 tuổi, nông dân làm kinh tế giỏi tiêu biểu của xã ĐôngTảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Gia đình anh Thắng là một trong những hộ đi đầu duy trì, phát triển nghề nuôi gà Đông Tảo với quy mô lớn. Tháng 9/2013, anh được bà con trong xã tin tưởng và bầu làm Chủ tịch Hội chăn nuôi và kinh doanh gà Đông Tảo, đại diện cho 130 hội viên trong xã. Trang trại của anh có hai loại gà giống: gà thuần và gà tầm trung. Gà thuần nở có giá 150.000 đồng/con, gà thuần một tháng tuổi 300.000 đồng/ con, gà tầm trung mới nở 80.000 đồng/ con. Mỗi tháng anh cho xuất chuồng khoảng 500 gà giống. Anh Thắng cũng như người dân xã Đông Tảo luôn xem trọng giống gà quý của quê hương, không chỉ gia đình anh mà nhiều hộ khác cũng khá lên nhờ chăn nuôi gà. Mô hình nuôi gà Đông Tảo được bà con trong xã nhân rộng cả về quy mô và chất lượng, trong tương lai sẽ có thêm nhiều hộ giàu lên từ nghề này.

- Yên Minh: Sức bật từ nông thôn mới - Tác giả Đỗ Hùng - Đinh Hợi. Theo bài báo, sau hơn 3 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, Yên Minh đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Ông Nguyễn Văn Khu, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân huyện, cho biết: Về giải pháp tháo gỡ trong thời gian tới, huyện tiếp tục thực hiện lồng ghép và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư. Phát huy nội lực là chính, đồng thời tranh thủ vận động các nguồn lực bên ngoài và sự hỗ trợ của Nhà nước theo phương châm: Nhà nước và nhân dân cùng làm các công trình giao thông, hoàn thành đúng thời gian, tiến độ và đảm bảo chất lượng. Để có nguồn lực triển khai các nội dung công việc của thôn được chủ động, nhanh chóng, hiệu quả, huyện đã chỉ đạo, định hướng cho các xã xây dựng quỹ thôn. Đến nay, đã có 189/257 thôn xây dựng được quỹ với số tiền 851.580.000 đồng (mỗi thôn từ 5 triệu đồng trở lên), với hình thức quỹ do thôn tự quản.

- Trung tâm dạy nghề Yên Minh tràn đầy trách nhiệm - Tác giả Đinh Hợi. Bài báo nhấn mạnh, đào tạo nghề cho lao động nông thôn là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Cùng chung nhiệm vụ đó, Trung tâm Dạy nghề huyện Yên Minh (huyệnYên Minh, tỉnh Hà Giang) luôn đồng hành cùng bà con trong phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu cây trồng - vật nuôi, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của huyện.  Để công tác đào tạo nghề nơi đây được tốt hơn nữa, việc nâng cấp lên Trường Trung cấp nghề dân tộc nội trú Yên Minh theo đề án mà trung tâm đã trình các cơ quan cấp trên là hợp lý, bởi nhu cầu cần đào tạo nghề ngày một nhiều, đặc biệt là các nghề phục vụ ngành du lịch vùng cao nguyên đá Đồng Văn đang trở nên cần thiết. Làm được như vậy, chúng ta vừa đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương, vừa mang lại giá trị kinh tế lâu bền cho toàn vùng.

 CÁC THÔNG TIN NÔNG NGHIỆP KHÁC

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài:      

- TP. Hồ Chí Minh: Ban hành bảng giá xử phạt hành chính về bảo vệ rừng - Tác giả Sơn Trang

- Lên kế hoạch ứng phó hạn hán trên diện rộng - Tác giả Văn Giang

- Chọn thời điểm cổ phần hóa đạm Ninh Bình - Tác giả PV

- Tập đoàn tầm cỡ châu lục và trăn trở ngành thủy sản Việt Nam - Tác giả Ngọc Duyên

- Rắn lục đuôi đỏ nhiều bất thường do lũ lịch sử 2013 - Tác giả VN

- Gạo xứ nghệ bao giờ có thương hiệu? - Tác giả Anh Bình

- Hân hoan nước sạch về nông thôn - Tác giả Thanh Sa

- Chủ động vận hành công trình - Tác giả Thanh Nga

- 35 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ - Tác giả Nguyễn Văn Mẫn

- Tiến Nông nâng cao giá trị cà phê - Tác giả Trần Lam Giang

- Khơi thông đồng vốn tam nông - Bài 1: Vốn để đời - Tác giả Văn Hùng

- Phân bón Lâm Thao, sản phẩm tiêu biểu - Tác giả KS. Phạm Đức Thành

- Bón NPK-S Lâm Thao cho cà chua - Tác giả TS. Cao Kỳ Sơn

- Trồng cây đến ngày hái quả - Tác giả Việt Khánh

- Hoằng Hợp cán đích - Tác giả Thanh Nga

- Nam Giang đạt chuẩn - Tác giả PV

- Bùng phát dịch LMLM trên đàn bò Viettel tặng người nghèo Yên Bái - Tác giả Thái Sinh

2. Báo Nông thôn Ngày nay đăng các tin, bài:

- Bắt cá sấu 30kg sổng chuồng - Tác giả Sỹ Tuyên

- Dự báo 2015 sẽ hạn khốc liệt - Tác giả Thanh Xuân

- Kim ngạch xuất khẩu ong mật đạt 120 triệu USD - Tác giả Duy Hậu

- Quảng Ngãi: Khắc phục công trình thủy lợi - Tác giả Công Xuân

- Quảng Nam: 960 tỷ đồng đầu tư giao thông nông thôn - Tác giả Đoàn Hồng

- Hà Giang có xã đầu tiên đạt chuẩn - Tác giả Thiên Hương

- Hoài Nhơn (Bình Định): Hội nông dân vận động hiến 89.600m2 đất - Tác giả Minh Hoàng

- Bảo Lộc (Lâm Đồng): Mỗi năm xuất khẩu khoảng 11.600 tấn chè các loại - Tác giả V.K.D

- Nhà vườn rộn ràng lo hàng tết - Tác giả Thành Công

- Phong trào ở bản "kiểu mẫu" - Tác giả Nguyễn Hùng

- Lúa gạo Mường Lò (Yên Bái): Chật vật tìm thương hiệu - Tác giả Nguyễn Nhật Thanh

- Thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ vùng dân tộc và miền núi - Tác giả P.V

- Chi hội trưởng sống "tốt đời đẹp đạo" - Tác giả Khải Phong

- Giao ban công tác hội nông dân các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên: Tiếp tục hỗ trợ nông dân hiệu quả hơn - Tác giả Hoàng Công

- Yên Bái: Ủy thác cho gần 4.000 hộ vay vốn - Tác giả Lan Dương

- Tuyên Quang: Đàn bò dự án phát triển hiệu quả - Tác giả Đông Hoàng

- Thái Nguyên: Sản xuất trên 5.250 tấn nấm các loại - Tác giả Phương Đông

3. Báo Kinh tế nông thôn cuối tuần đăng các tin sau:

- Phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm thời điểm cuối năm: Chú trọng giám sát dịch bệnh - Tác giả Phú Mỹ

- Mất mùa bưởi hồ lô - Tác giả Thanh Phong

- VAC xứ Kinh Bắc - Tác giả Dương An Như

- Chuyện một nông dân làm kinh tế giỏi - Tác giả Nguyễn Văn Thiệu

- Ứng dụng VietGAP trong nuôi trồng thủy sản: Hỗ trợ theo chuỗi sản xuất - Tác giả Thành Công

- Vú sữa Lò Rèn mất mùa nhưng giá thấp - Tác giả Thành Công

- Trồng thành công phúc bồn tử ở Lạc Dương - Tác giả Văn Việt

- Niềm vui cán đích nông thôn mới - Tác giả Phượng Nguyễn

- Việt Xuyên: Chung sức xây dựng nông thôn mới - Tác giả Đăng Thuật

- Vay vốn phát triển nông nghiệp nông thôn: Ngân hàng và người đi vay đều khó - Tác giả Minh Luận.