Tham dự toạ đàm có đại biểu là lãnh đạo Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Hoà Bình; 1 số đơn vị chuyên môn thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT; 1 số doanh nghiệp; đại diện phòng Nông nghiệp & PTNT, trung tâm DVNN các huyện Lương Sơn, Lạc Sơn, Tân Lạc, Lạc Thuỷ và 120 nông dân các xã: Thống Nhất (Lạc Thủy), Tử Nê (Tân Lạc), Lâm Sơn (Lương Sơn), Mỹ Thành (Lạc Sơn).

leftcenterrightdel
Toàn cảnh tọa đàm 

 

Hòa Bình là một tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc có tổng diện tích tự nhiên 459.030 ha, trong đó diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp là 294.183,58 ha. Độ che phủ rừng đạt 51,69%. Trong những năm qua, ngành Nông nghiệp và PTNT đang định hướng phát triển rừng trồng theo hướng thâm canh, kinh doanh rừng với luân kỳ dài để sản xuất gỗ lớn nhằm cung cấp nguyên liệu cho công nghệ chế biến gỗ xuất khẩu, tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm gỗ rừng trồng. Theo báo cáo và kết quả khảo sát tại các địa phương, hiệu quả từ kinh doanh trồng rừng thâm canh gỗ lớn lợi nhuận cao hơn nhiều lần so với trồng rừng kinh doanh gỗ nhỏ. Chuyển hóa rừng kinh doanh gỗ lớn góp phần cải thiện năng suất rừng trồng; tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo và góp phần đáng kể trong hoạt động bảo vệ môi trường sinh thái, chống biến đổi khí hậu. Mục tiêu của ngành lâm nghiệp tỉnh Hoà Bình đến năm 2025 có 3000 ha rừng trồng gỗ nhỏ được chuyển hoá sang rừng trồng kinh doanh gỗ lớn; 6000 ha trồng mới, thâm canh và trồng rừng gỗ lớn bằng cây giống chất lượng cao; 50% diện tích rừng sản xuất là rừng trồng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC.

 

Tuy nhiên, công tác phát triển trồng rừng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế, trong đó năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế từ rừng trồng còn khá thấp so với bình quân của vùng và cả nước; diện tích rừng quản lý bền vững và cấp chứng chỉ rừng trồng quốc tế FSC còn ít; quy cách, chất lượng gỗ khai thác chưa đáp ứng yêu cầu nguyên liệu cho chế biến gỗ, sản xuất đồ mộc cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu… Vì vậy cần có những giải pháp thâm canh, kỹ thuật lâm sinh từ khâu giống, chăm sóc, bảo vệ để nâng cao giá trị gia tăng từ rừng.

leftcenterrightdel
Nông dân tham gia diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm và những khó khăn trong trồng cây gỗ lớn tại địa phương 

 

Tại toạ đàm, nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề phát triển rừng gỗ lớn đã được đặt ra, như: Các cơ chế, chính sách hỗ trợ của nhà nước; những tiến bộ kỹ thuật mới trong lâm nghiệp ứng dụng hiệu quả trong trồng rừng thâm canh gỗ lớn; quy trình trồng, chăm sóc rừng trồng gỗ lớn để đạt hiệu quả kinh tế cao; những bệnh thường gặp ở diện tích rừng trồng gỗ lớn và biện pháp phòng, trừ; những loại giống lâm nghiệp được sử dụng trong rừng trồng gỗ lớn đạt hiệu quả kinh tế cao; tiêu chuẩn rừng gỗ lớn được cấp chứng chỉ FSC…Các câu hỏi đã được Ban cố vấn toạ đàm giải đáp nhiệt tình, rõ ràng, cụ thể.

 

Thông qua toạ đàm, các hộ trồng rừng đã có cơ hội trao đổi kinh nghiệm trong việc phát triển rừng trồng gỗ lớn bền vững. Qua đó, giúp bà con xây dựng quy hoạch vùng trồng rừng gỗ lớn phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp chung của tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, bảo vệ môi trường, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân, giữ vững AN-QP.

 

Trong khuôn khổ toạ đàm, các đại biểu đã đi tham quan mô hình sản xuất cây giống lâm nghiệp và rừng trồng tại Công ty Lâm nghiệp Hoà Bình./.

leftcenterrightdel

Các đại biểu tham quan mô hình nuôi cấy mô giống cây lâm nghiệp 


Thanh Hằng

Trung tâm Khuyến nông Hoà Bình