Hội thảo nhằm xác định vai trò, vị trí của khối công và khối tư trong triển khai Đề án "Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng công Cửu Long đến năm 2030"; Đề xuất giải pháp, cơ chế chính sách, cơ chế hợp tác giữa các bên; chia sẻ giới thiệu quy trình, công nghệ, sản phẩm, mô hình và kế hoạch phối hợp của một số đối tác phục vụ triển khai Đề án.
Qua các báo cáo, thảo luận trao đổi tại Phiên I. Định hướng cơ chế chính sách, cho thấy vai trò, trách nhiệm và sự tham gia của các bên trong nhóm công tác ngành hàng lúa gạo, thống nhất các nội dung Dự thảo phân công nhiệm vụ các tổ công tác PPP ngành hàng lúa gạo và quy chế làm việc; Xây dựng kế hoạch hành động của các tổ công tác PPP ngành hàng lúa gạo để thực thi chủ trương, chính sách của Bộ về sản xuất lúa gạo, quản lý và hỗ trợ phát triển ngành lúa gạo theo hướng cạnh tranh cao, chất lượng, vệ sinh an toàn, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả kinh tế, bền vững về xã hội và môi trường.
|
|
Nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT - Chủ tịch Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam trao đổi tại Hội nghị |
Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh, đây là dự án đầu tiên của Chính phủ về sản xuất lúa gạo giảm phát thải. Mục đích của Đề án, trước hết tập trung vào vùng trọng điểm an ninh lương thực của quốc gia đó là ĐBSCL. Hiện nay, diện tích canh tác lúa của ĐBSCL khoảng 1,7 triệu hec-ta, chọn ra 1 triệu hec-ta để triển khai mô hình lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp. Mong muốn của Chính phủ là muốn chuyển đổi phương thức sản xuất nông nghiệp trồng lúa ở ĐBSCL theo hướng quy mô lớn liên kết sản xuất từ đầu vào, đầu ra và hạt gạo đạt chất lượng, nâng cao thu nhập cho người trồng lúa.
Thứ trưởng mong muốn tất cả các hợp tác xã - người nông dân phải hiểu được và phải được hưởng lợi khi tham gia đề án. Làm sao cho người nông dân thực hiện được quy trình canh tác bền vững và lợi ích mang lại từ đây. Thứ trưởng nhấn mạnh, đối tượng chính để triển khai đề án này đó là thành viên HTX và cán bộ khuyến nông cộng đồng ở cơ sở. Chính 2 đối tượng này sẽ hình thành nên các báo cáo kết quả đo đếm đơn vị MRV (Công cụ đánh giá các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính), các đơn vị quản lý nhà nước sẽ giám sát hỗ trợ về kỹ thuật, mong các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế đồng hành cùng 2 lực lượng này.
Thứ trưởng chia sẻ định hướng sắp tới Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ trình Chính phủ Nghị định về xây dựng thương hiệu ngành nông sản, trong đó có nhãn hiệu, thương hiệu lúa gạo Việt Nam. Chúng tôi mong muốn các doanh nghiệp tham gia vào ngành hàng lúa gạo để hình thành nên chuỗi gía trị, chuỗi sản xuất của ngành hàng lúa gạo.
Để cụ thể hoá kế hoạch này, hiện Bộ Nông nghiệp và PTNT đã lựa chọn 5 mô hình điểm tại các tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng, Trà Vinh, Đồng Tháp và Kiên Giang đại diện cho những vùng phù sa, phèn mặn, nước mặn để làm mô hình điểm ứng dụng quy trình canh tác lúa giảm phát thải và phương pháp MRV bắt đầu ngay từ vụ hè thu năm 2024 và sau đó báo cáo kết quả để làm cơ sở nhân rộng mô hình.
Chiều cùng ngày diễn ra Phiên 2. Phiên kỹ thuật. Đây là diễn đàn để các doanh nghiệp, tổ chức giới thiệu và chia sẻ các giải pháp, quy trình, công nghệ, mô hình hay để áp dụng trong triển khai Đề án.
Ở Phiên 2, các đại biểu sẽ được nghe các báo cáo thảo luận về: “Công nghệ của BioPlan trong canh tác lúa bền vững và giảm phát thải” - Công ty BioPlan Hàn Quốc; “Quy trình, công nghệ của Công ty Thanks Carbon phục vụ triển khai Đề án một triệu héc-ta chuyên canh lúa” - Công ty Thanks Carbon Hàn Quốc; “Giải pháp sản xuất một triệu ha lúa chất lượng cao” - Công ty Cổ phần Đại Thành; “Tiến bộ kỹ thuật sử dụng khoáng tự nhiên với công nghệ phun dây bay ứng dụng trong sản xuất lúa bền vững” - Công ty AHA.
|
|
Đại diện Công ty BioPlan Hàn Quốc chia sẻ tại hội thảo |
Đỗ Tuấn
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
Xem thêm tin về hội thảo tại:
Báo Nông nghiệp Việt Nam
Báo Tiền phong