leftcenterrightdel
Toàn cảnh buổi lễ ra mắt 

Việc thành lập mô hình ForwardFarm tại Cần Thơ là kết quả của Biên bản Ghi nhớ (MOU) được TTKNQG và Bayer ký kết vào tháng 8 năm 2022, thống nhất hợp tác phát triển và thực hiện các sáng kiến nhằm chuyển đổi sản xuất lúa gạo với mục đích nâng cao năng suất, chất lượng gạo, thu hút các thị trường xuất khẩu quốc tế, đồng thời thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững, ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu.

Hiện tại tập đoàn Bayer có mạng lưới gồm 26 mô hình ForwardFarm tại 13 nước trên thế giới. Việt Nam sẽ là quốc gia thứ 14 và là quốc gia đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á triển khai mô hình này nhằm mục đích tạo thêm giá trị cho các nông hộ nhỏ trong khuôn khổ hợp tác với chính phủ và các đối tác trong chuỗi giá trị. Chương trình hợp tác với các giải pháp canh tác hiệu quả phù hợp với tập quán canh tác của nhà nông địa phương thông qua các công cụ và ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, cùng các khóa đào tạo kỹ năng, xây dựng năng lực và hướng dẫn sử dụng sản phẩm bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả thông qua các hợp tác cùng thực hiện mô hình ForwardFarming sẽ giúp nhà nông nâng cao chất lượng và năng suất canh tác theo cách bảo tồn thiên nhiên và môi trường.

leftcenterrightdel
 Các chuyên gia trao đổi tại buổi ra mắt ForwardFarming

Với sự hợp tác của nhà nông và nhiều đối tác trong chuỗi giá trị, ForwardFarming thúc đẩy việc chia sẻ kiến thức về nông nghiệp hiện đại và bền vững thông qua ứng dụng các thực hành và kỹ thuật tiên tiến nhất trên các cánh đồng của nhà nông tại nhiều khu vực trên thế giới. Cũng theo cách tiếp cận này từ tập đoàn, mô hình ForwardFarming tại Việt Nam hỗ trợ phát triển nông nghiệp bền vững với ba nội dung chính: chăm sóc mùa vụ với giải pháp được thiết kế phù hợp với tập quán canh tác của nông dân địa phương, đặc biệt nhấn mạnh các thực hành hướng đến nông nghiệp bền vững và nông nghiệp tái sinh trong tương lai; bảo vệ sức khỏe con người và tự nhiên với việc khuyến khích và tập huấn cho nhà nông chủ động canh tác có trách nhiệm nhằm đảm bảo sức khỏe và an toàn cho chính mình và môi trường xung quanh; thúc đẩy hợp tác cùng phát triển thông qua việc kết nối nhiều đối tác trong chuỗi giá trị nhằm cung cấp giải pháp toàn diện cho nhà nông.

Mô hình được triển khai trong ba năm với mục tiêu cải thiện thu nhập của nhà nông, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, đồng thời bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, tăng cường các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu, sẽ đóng góp một phần vào việc hiện thực hóa tầm nhìn của Bộ NN&PTNT trong chiến lược phát triển một triệu héc-ta sản xuất lúa bền vững, chất lượng cao, phục vụ xuất khẩu và thúc đẩy tăng trưởng xanh vùng trồng lúa Đồng bằng Sông Cửu Long.

Bên cạnh việc trình diễn các phương pháp thực hành canh tác tốt hướng đến nông nghiệp tái sinh cùng các giải pháp và công nghệ mới, chương trình tập huấn kỹ thuật, ForwardFarming còn hướng tới mục tiêu thúc đẩy quan hệ hợp tác đặt lợi ích nhà nông làm trọng tâm thông qua việc kết nối các đối tác với nông dân để mở rộng phổ biến kiến thức và lợi ích đến các cộng đồng nhà nông tại các khu vực khác nhau.

Tiến Sĩ Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đánh giá cao nỗ lực chung của các đối tác trong chuỗi giá trị của dự án và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cộng đồng nhà nông.

“Quan hệ đối tác là yếu tố quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững. Điều này đang được các đối tác trong sáng kiến ForwardFarming thể hiện mạnh mẽ thông qua các chương trình hợp tác và các hoạt động liên kết đào tạo nhằm nâng cao năng lực cho nông dân sản xuất lúa. Tôi cho rằng nâng cao năng lực cho nông dân là yếu tố quan trọng hàng đầu để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững. Riêng với ForwardFarming, chúng tôi đặt mục tiêu tiếp cận hơn một trăm nghìn nhà nông nhằm tập huấn kiến thức thực hành nông nghiệp bền vững thông qua mạng lưới khuyến nông quốc gia trên cả hai nền tảng đào tạo trực tiếp và chia sẻ trực tuyến”, ông Lê Quốc Thanh cho biết thêm.

leftcenterrightdel
Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia chia sẻ tại buổi lễ 

Trước sự kiện ra mắt chính thức mô hình canh tác bền vững ForwardFarm Cần Thơ, Bayer Việt Nam và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phối hợp triển khai tập huấn cho 50 cán bộ khuyến nông cùng hàng loạt buổi tập huấn cho 2.000 nhà nông tại địa phương và các khu vực lân cận về thực hành canh tác bền vững. Đây là một phần của chương trình nâng cao năng lực nhà nông địa phương trong khuôn khổ của dự án. Ngoài ra, các hoạt động còn chú trọng vào việc nâng cao vai trò quan trọng của phụ nữ trong nông nghiệp qua chuỗi tập huấn nâng cao kiến thức canh tác và về các vấn đề chăm sức khỏe gia đình và cộng đồng.

Một vài hình ảnh về lễ ra mắt mô hình “Nông nghiệp bền vững - Hướng đến tương lai” - ForwardFarm tại Cần Thơ:

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 

BBT