I- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG

          (Kinh phí hỗ trợ từ nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia):

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các bài:

- Doanh nghiệp tha thiết “đặt hàng” khuyến nông cộng đồng – Tác giả Đ.T. Chánh. Ngày 10/8/2022 tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn - Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang tổ chức hội thảo thúc đẩy liên kết bền vững trong chuỗi lúa gạo tại Kiên Giang. Tại hội thảo, đại diện nhiều hợp tác xã nông nghiệp có vùng canh tác lớn cho biết, xã viên đồng thuận để làm theo các quy trình để nâng cao giá trị và mong muốn được các doanh nghiệp lớn liên kết đầu tư. Ông Đỗ Văn Luông, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Kênh 5A, xã Tân hiệp A, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang cho biết, đơn vị có diện tích sản xuất khoảng 600ha, nếu được các doanh nghiệp hợp tác liên kết đầu tư, sẽ giải quyết được vấn đề vốn đầu tư sản xuất, ứng dụng tốt khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đồng bộ.

- Sản phẩm mây tre lá thiếu vùng nguyên liệu đạt chuẩn – Tác giả Lê Khánh. Ngày 10/8/2022, tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, Bộ Nông nghiệp và PTNT và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức tọa đàm “Xây dựng nguồn nguyên liệu mây tre lá bền vững, góp phần phát triển ngành nghề nông thôn ở Việt Nam”. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Trần Thanh Nam cho biết, hiện nay diện tích tre của cả nước khoảng 1,5 triệu ha với khoảng 6 tỷ cây, hàng năm có thể khai thác trên 3 triệu tấn, đủ để cung cấp phục vụ cho sản xuất, xuất khẩu. Hướng đi sắp tới của Bộ Nông nghiệp và PTNT là xây dựng các vùng nguyên liệu có chứng chỉ, đảm bảo phát triển bền vững, gắn với ngành nghề và du lịch nông thôn. Từ đó tạo sinh kế, nâng cao đời sống cho người dân khu vực nông thôn. Từ hội thảo, chúng tôi sẽ chỉ đạo tập trung xây dựng vùng nguyên liệu ở mỗi tỉnh để nâng cao chất lượng của vùng nguyên liệu này; tạo sự liên kết giữa HTX, người dân với doanh nghiệp. Đồng thời, đưa ra các giải pháp thiết thực hướng tới đạt được mục tiêu nâng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công do các làng nghề sản xuất đạt 4 tỷ USD đến năm 2025 và đạt 6 tỷ USD đến năm 2030.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Hoa hậu H’Hen Nie tham gia trồng rừng – Tác giả Nguyễn Thủy.

2. Báo Nông thôn Ngày nay đăng các bài:

- Thêm chính sách, ưu đãi để trồng rừng gỗ lớn – Tác giả Ngọc Vũ. Trong 2 ngày 8 và 9/8/2022, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Trị tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp: "Giải pháp phát triển vùng nguyên liệu gỗ phục vụ ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu". Tại diễn đàn, ông Hoàng Văn Hồng – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia khẳng định, muốn phát triển rừng gỗ lớn phục vụ công nghiệp chế biến, xuất khẩu cần triển khai các giải pháp đồng bộ. Đó là phải quy hoạch vùng nguyên liệu gỗ phục vụ ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu, quản lý. Cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu gỗ phục vụ ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu. Trong đó cần có chính sách về đất đai, chính sách đầu tư và tín dụng, hỗ trợ vốn vay ưu đãi để trồng rừng gỗ lớn. Điều quan trọng nữa là ứng dụng giải pháp khoa học công nghệ phát triển vùng nguyên liệu gỗ, trong đó tập trung vào công nghệ ươm tạo, nhấn giống cây lâm nghiệp đạt tiêu chuẩn và cải tiến, nâng cao chất lượng vườn ươm cây giống… Bên cạnh đó, người trồng nên hướng đến đa dạng cây trồng, vật nuôi dưới tán rừng để tăng nguồn thu trên một đơn vị diện tích.

- Đưa máy móc “đánh thức” ruộng đồng Lai Châu – Tác giả Đinh Thủy. Thời gian qua tỉnh Lai Châu đã chú trọng hỗ trợ bà con về cấp các loại máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp và tuyên truyền, vận động người dân tích cực thực hiện cơ giới hóa  trong sản xuất nông nghiệp. Nhờ đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, đến nay nhiều xã vùng khó khăn của tỉnh Lai Châu đạt gần 60% số hộ dân có máy móc phục vụ sản xuất như: máy cày, máy tuốt lúa liên hoàn, máy cắt chè, máy tách hạt ngô, máy xay xát…

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Xây dựng các mô hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn – Tác giả Khương Lực;

- Canh tác vừng trên đất lúa thiếu nước ở vụ hè thu – Tác giả Đặng Ngọc Sơn;

- Thanh Hóa: Yêu cầu đảm bảo an toàn cho tàu cá – Tác giả Thành Lân;

- Lào Cai: Thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản – Tác giả V.Đ;

- Tiền Giang đề nghị cấp mã số cơ sở đóng gói sầu riêng – Tác giả Anh Thư.

II. THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài

- Đề xuất xây nhà máy rượu Sochu, sake từ khoai lang tại Kon Tum – Tác giả Linh Linh;

- Ứng phó bão số 2: nếu lơ là, quy trách nhiệm người đứng đầu – Tác giả Cường Vũ - Đinh Mười – Nguyễn Thành;

- Tìm cây trồng cho vùng khô nóng nhất nước: Biến bất lợi thành lợi thế - Tác giả Mai Phương – Minh Hậu;

- Công nghệ trồng nho cho doanh thu 2 – 4 tỷ đồng/ha/năm – Tác giả Ngọc Khanh;

- Đại điền chủ chính “lúa” bị sầu riêng mê hoặc – Tác giả Minh Phúc;

- Những thành quả tiến bộ khoa học trên cây sầu riêng – Tác giả Minh Đảm – Hữu Đức;

- Bình Định dùng nhiều “võ” khống chế dịch tả lợn Châu Phi – Tác giả Đình Thung – Lê Khánh;

- Na – “Kho báu nghìn tỷ” của xứ Lạng chào hàng tại thủ đô – Tác giả bảo Thắng;

- Mỹ sẽ áp thuế chống bán phá giá gỗ dán “vỏ việt, ruột… Trung Quốc” – Tác giả Sơn Trang;

- Ngành chế biến gỗ trong khốn khó bủa vây – Tác giả Vũ Đình Thung;

- Tiền Giang trên 176 tỷ đồng đầu tư các dự án thủy lợi – Tác giả Minh Đảm – Hữu Đức;

- Quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt trong cải cách hành chính – Tác giả Phạm Hiếu – Huy Bình;

- Đột phá từ 230 ngàn ha cây trồng chất lượng cao – Tác giả Tuấn Anh.

2. Báo Nông thôn Ngày nay đăng các tin, bài:

- Những miền quê ngày càng… đáng sống – Tác giả Trần Đáng;

- Đưa 27 xã cán đích nông thôn mới nâng cao – Tác giả Trần Cửu Long;

- Nông dân Hạ Long nói không với thuốc lá – Tác giả Bùi My;

- Bắc Giang: Ra mắt hợp tác xã chăn nuôi dê Cầu Hương – Tác giả Thu Hà;

- Trưởng thôn làm du lịch giỏi ở Lô lô Chải – Tác giả Minh Ngọc – Ngọc Hải;

- Bình Dương: Đào tạo trồng, chăm sóc cây cảnh – Tác giả Ngọc Mai;

- Nghệ An: Tăng lợn giống cho hộ nghèo – Tác giả Đức Thịnh;

- Khai mở tiềm năng du lịch nông thôn: Bài 2 – Làm du lịch cộng đồng, người Dao khấm khá – Tác giả Minh Ngọc;

- Mục tiêu của TP. HCM đến năm 2045: Cấp nước chủ động 100% diện tích đất nông nghiệp – Tác giả Trần Cửu Long;

- Sôi động “Chung sức xây dựng nông thôn mới” – Tác giả Trần cửu Long;

- Vi rus cúm gia cầm H5N1 tiếp tục tiến hóa – Tác giả Lan Anh;

- 7 năm làm nông trại thông minh, 8X có trăm tỷ - Tác giả Nguyễn Hải Tiến.