I- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG

          (Kinh phí hỗ trợ từ nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia):

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các bài:

- Cá hô dễ nuôi, nhưng tiêu thụ chậm – Tác giả Minh Đảm. Cá hô là một trong những loài cá nước ngọt quý hiếm, có giá trị cao. Hiện nay, một số hộ nông dân ở ĐBSCL đã phát triển mô hình nuôi cá hô thương phẩm trong ao đất, lồng bè. Anh Huỳnh Văn Minh, nông dân nuôi cá hô thương phẩm trong ao đất tại xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú , tỉnh Trà Vinh đã hơn 4 năm nay cho biết: Ban đầu anh mua 1.000 con cá giống, giá 15.000 đồng/con để nuôi ghép với các loài cá khác như thát lát, sặc rằn. Đến nay, cá đạt trọng lượng từ 13 - 15kg/con. Cá hô có thể trọng lớn, thịt thơm, ngọt và dai nên được ưa chuộng. Hiện nay, trong ao của anh Minh có trên 200 con cá hô đạt trọng lượng trên từ 13 - 15kg/con. Các thương lái thu mua cá tại ao giá 350.000 đồng/kg cho kích cỡ dưới 15kg/con, 400.000 đồng/kg đối với cá kích cỡ 15kg/con trở lên.

- Bí xanh thơm “bí” đầu ra – Tác giả Toán Nguyễn – Ngọc Tú. Dù đã thu hoạch xong cách đây 2 tháng, nhưng đến nay, quả bí xanh thơm tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn tiêu thụ rất khó khăn, lượng bí xanh thơm còn tồn lớn. Năm 2022, huyện Ba Bể trồng được khoảng 185 ha bí xanh thơm, sản lượng đạt khoảng 5.000 tấn. Trong đó, xã Địa Linh trồng được trên 80ha bí xanh thơm và là địa phương có diện tích trồng bí xanh thơm lớn nhất của huyện Ba Bể. Thời điểm đầu vụ, giá bí xanh thơm khá cao, trung bình từ 15.000 - 20.000 đ/kg. Nhưng đến nay, cơ bản các hộ dân trung bình còn tồn khoảng 1/3 số bí đã thu hoạch. Ông Trung Ngọc Mẫn, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Bể cho biết, để giúp bà con tiêu thụ bí xanh thơm thuận lợi, huyện Ba Bể đã tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến thương mại bí xanh thơm. Huyện cũng tạo điều kiện kết nối các hợp tác xã, doanh nghiệp ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho bà con.

- Giá keo leo cao, dân hừng hực bỏ mía, sắn trồng keo – Tác giả Mạnh Hoài Nam. Cơn sốt gỗ nguyên liệu chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi giá gỗ keo đã lên tới 1,7 triệu đồng/tấn. Nông dân khắp nơi ào ạt chuyển mía, sắn sang keo. Tại Phú Yên, nếu như đầu tháng 8/2022, giá gỗ keo bán với giá 1,3 triệu đồng/tấn thì thời điểm này đã tăng vọt lên 1,7 triệu đồng/tấn. Đây là giá mức giá gỗ keo cao nhất từ trước đến nay. Với giá như hiện nay, người trồng rừng ở Phú Yên sau khi thu hoạch, trừ chi phí lãi 100 triệu đồng/ha. Theo ông Đào Lý Nhĩ, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Phú Yên, phong trào trồng rừng tuy mang lại thu nhập cao cho nông dân, nhưng nguy cơ phá vỡ vùng quy hoạch sắn, mía vốn cung cấp nguyên liệu chế biến cho các nhà máy trên địa bàn. Vì vậy, khuyến cáo người dân không nên chạy theo giá cả, mà tuân thủ quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Tập huấn sử dụng máy bay không người lái - Tác giả Phan Việt Toàn.

2. Báo Nông thôn Ngày nay đăng các bài:

- Cởi “Vòng kim cô” cho đất lúa ĐBSCL: Bài 6: Giảm diện tích, giá lúa gạo sẽ tăng – Tác giả Minh Huệ. Theo TS. Đặng Kim Sơn – Nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn chính sách giữ đất lúa giúp Việt Nam xóa đói và trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu, nhưng lại không giúp ĐBSCL trở lên thịnh vượng và người nông dân trở nên khá giả. trong tương lai người dân Việt Nam sẽ tiếp tục ăn gạo ít đi. Chuyện cần đặt ra bây giờ, là sử dụng đất lúa như thế nào để vừa đem lại hiệu quả cho người dân, vừa giảm bớt sức ép về môi trường? Lúa là 1 trong số những cây trồng sử dụng rất nhiều đất, nhiều nước, nhiều lao động. Để sử dụng đất lúa theo hướng đa dạng hơn mà vẫn đảm bảo được an ninh lương thực, theo ông phải luôn luôn chú ý tới việc đảm bảo quyền lợi của người nông dân. Đất đai là sinh kế quan trọng của bà con, là tài sản chính của gia đình người nông dân. Khi chuyển đổi đất lúa, rõ ràng đòi hỏi cần có kỹ thuật mới, nguồn vốn tích luỹ đáng kể để phục vụ quy mô sản xuất lớn hơn, đòi hỏi về xây dựng cơ sở hạ tầng...

- Trung Quốc chấp thuận 76 mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng: Nhà vườn sầu riêng hưởng lợi – Tác giả Khánh Nguyên. Theo Cục Bảo vệ thực vật  - Bộ Nông nghiệp và PTNT, sau khi Trung Quốc chấp thuận 76 mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam, giá sầu riêng ở nhiều địa phương Tây Nguyên khởi sắc. Theo đó, giá sầu riêng loại 1 tại vườn đang được giao dịch 60.000 - 70.000 đồng một kg, hàng loại 2, 3 giá 40.000 - 50.000 đồng, tăng 20% so với tháng trước và tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Cục Bảo vệ thực vật đặc biệt lưu ý đến một số vấn đề trong khâu quy trình sản xuất, quy trình phòng chống dịch covid 19 theo 5K, tuân thủ hồ sơ ghi chép, nhật ký canh tác theo yêu cầu từ phía Trung Quốc. Như vậy, từ ngày 8/9/2022, sầu riêng Việt Nam được xuất khẩu chính thức sang Trung Quốc.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

 - Một số biện pháp kỹ thuật trồng cải bắp an toàn – Tác giả  Anh Dũng;

- Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ ở lồng, bè – Tác giả Nguyễn Duy Hà;

- Hải Dương: Giá cây rau giống tăng 30% - Tác giả P.V;

- Đăk Lăk: Hỗ trợ 30 HTX vay vốn – Tác giả V.Đ;

- Thả 5 tấn và 600.000 tấn cá giống xuống sông Hậu – Tác giả P.T.

II. THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài

- Xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc: Nếu gian lận, mất ngay thị trường – Tác giả Võ Việt – Bá Thắng;

- Chưa đến 7% diện tích đủ điều kiện – Tác giả Bảo Thắng;

- Cây dừa thầm lặng làm giàu bị ngó lơ, vẫn miệt mài cho quả ngọt – Tác giả Vũ Đình Thung – Lê Khánh;

- Quỹ khuyến học Growmax đến với học sinh nghèo ven biển – Tác giả Lê Hoàng Vũ – Văn Vũ;

- Sản xuất thắng lợi nhờ làm tốt thủy lợi – Tác giả Lê Hoàng Vũ – Ngọc Thắng;

- Nuôi biển – Cộng đồng phải thay đổi để thích ứng – Bài 7: Phòng bệnh trên thủy sản nuôi – Tác giả Kim Sơ;

- Để vụ đông Nghệ An thực sự hiệu quả - Tác giả Doãn Trí Tuệ;

- Sản xuất bền vững 1 triệu ha lúa chất lượng cao vùng ĐBSCL – Tác giả Thanh Giang;

- Lào Cai: Mưa lũ gây thiệt hại nặng nề - Tác giả Hải Đăng;

- Người đưa giống nho thân gỗ về Cù Lao – Tân Lộc – Tác giả Kim Anh – Hoàng Vũ;

- Tôi luyện nông dân chuyên nghiệp – Hành trình không có hồi kết – Tác giả Phạm Hiếu – Huy Bình.

2. Báo Nông thôn Ngày nay đăng các tin, bài:

- Nông dân chuyên nghiệp phải hòa mình vào nền kinh tế năng động – Tác giả Trần Quang;

- Tiếp tục tháo gỡ khó khăn về đất đai, vốn cho nhà nông làm ăn – Tác giả Nguyên An;

- Tạo niềm tin để nông dân tham gia hợp tác xã – Tác giả Khánh Nguyên;

- Nông dân giàu lên, nông thôn ngày càng đáng sống – Tác giả Thu Hà;

- Những con số ấn tượng về nông dân sản xuất kinh doanh giỏi (giai đoạn 2017 – 2022) – Tác giả PV;

- Xuất hiện nhiều tỷ phú nông dân – Tác giả Đức Thịnh;

- Tạo dựng cơ nghiệp lớn từ 20 triệu đồng vốn vay ưu đãi – Tác giả Công Tâm;

- Giữ trâu, bò tránh bệnh viêm da nổi cục – Tác giả Văn Đức – Thành Lân;

 - 10 năm, Bình Chánh xây 85 điểm trường – Tác giả Trần Cửu Long;

- Chung sức xây dựng NTM ở Hóc Môn – Tác giả K.H;

- 5 năm phong trào sản xuất kinh doanh giỏi ở Lâm Đồng: Nâng đời sống nông dân và vị thế Hội – Tác giả Văn Long;

- Nông dân Hội An khấm khá nhờ nuôi tôm – Tác giả Trần Hậu – Hiếu Nhi;

- Quận Liên Chiểu (Đà Nẵng): Có nhà đẹp, an cư lạc nghiệp từ vốn vay ưu đãi – Tác giả Trần Hậu – Hiếu Nhi.