I- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG
(Kinh phí hỗ trợ từ nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia):
1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các bài:
- Trồng nấm linh chi đỏ dưới tán rừng keo – Tác giả Trần Đăng Lâm. Năm 2017, anh Nguyễn Công Hiệu, 43 tuổi, trú tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai cùng một nhóm bạn đã chọn cây nấm linh chi đỏ để trồng thực nghiệm dưới một số tán rừng tự nhiên, rừng trồng và cả dưới tán các cây nông nghiệp. Sau hơn 4 tháng, nhóm anh Hiệu thu hoạch 1.000 phôi nấm đầu tiên với trọng lượng 50kg. Mỗi ký nấm tươi khi đó anh bán với giá 500 nghìn đồng, còn nấm phơi khô, hút chân không có giá 1,5 triệu đồng/kg. Hiện nay, nhóm anh Hiệu vừa trồng hơn 20.000 phôi nấm linh chi đỏ trên diện tích 1ha rừng. Dự kiến, đến cuối năm 2022, anh sẽ trồng thêm 20.000 phôi để mở rộng diện tích.
- Lúa sạ cụm bằng máy trĩu bông, năng suất tăng 5 – 10% - Tác giả Đ.T. Chánh. Ngày 12/8 tại xã Nam Thái Sơn, huyện Hòn Đất, Kiên Giang Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang phối hợp với Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Sài Gòn Kim Hồng tổ chức hội nghị đầu bờ mô hình sạ lúa theo cụm bằng máy vụ hè thu 2022. Bà Nguyễn Thị Yến phấn khởi chia sẻ, gia đình được chọn tham gia chương trình canh tác lúa thông minh và áp dụng sạ lúa theo cụm bằng máy. Từ vụ đông xuân 2021 - 2022, bà Yến đã tiên phong làm thử 5 công ruộng với mô hình sạ cụm bằng máy. Đến vụ hè thu 2022 thì quyết định làm 2,5ha trong tổng số 5ha đất của gia đình. Theo TS. Lê Văn Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang, mô hình sạ lúa theo cụm bằng máy thực hiện qua nhiều vụ lúa và được nông dân đánh giá dễ thực hiện hơn so với phương pháp cấy máy. Ruộng sạ cụm không chỉ thưa đều, giúp giảm lúa giống, giảm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật mà còn cứng cây, chống đổ ngã. Từ đó tăng chất lượng nông sản, tăng hiệu quả kinh tế.
* Bên cạnh đó còn có các tin sau:
- Tập huấn quản lý rừng bền vững gắn với rừng gỗ lớn – Tác giả Phan Việt Toàn;
- Nhãn sắp thu hoạch gặp mưa lớn, ảnh hưởng chất lượng quả - Tác giả Nguyễn Hải Tiến.
2. Báo Nông thôn Ngày nay đăng các bài:
- Có máy móc, bớt sức lao động mà thu nhập tăng – Tác giả Bảo Anh. Chia sẻ với Dân Việt, ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó Trưởng phòng NNPTNT huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu cho biết: Tốc độ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện những năm gần đây tương đối cao, qua đó tạo sự chuyển biến lớn trong sản xuất, góp phần tăng năng suất, sản lượng cây trồng, đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị nông sản. Chỉ tính riêng năm 2021, người dân trên địa bàn huyện Tam Đường đã được cấp gần 12.000 máy móc, thiết bị trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có hơn 2.000 máy cày bừa, hơn 400 máy đập lúa, 1.300 máy bơm nước, gần 300 máy tách hạt và gần 5.000 bình phun thuốc… Anh Đinh Văn Hiền, bản Hoa Vân, xã Bình Lư, huyện Tam Đường cho biết việc áp dụng cơ giới hóa còn giúp tiết kiệm nguồn giống, thuốc bảo vệ thực vật. Giảm sức người và thời gian canh tác từ đó ông có thêm thời gian để lao động, thu nhập bình quân của gia đình ông từ 400 triệu/năm tăng lên 500 triệu đồng/năm.
- Tìm cách giữ giống vịt Trạc Nhật – Tác giả Hữu Dụng – Hoài Thu. Giống vịt Trạc Nhật ở huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa từng được biết đến như một đặc sản quý của xứ Thanh, sản vật "tiến vua" thời xưa. Hiện tại, vịt Trạc Nhật đang bị lai tạp, số lượng còn lại đếm trên đầu ngón tay, đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. So với các giống vịt ngày nay, vịt Trạc Nhật có trọng lượng nhỏ hơn, con trống có thể đạt trọng lượng 2,5kg, còn con mái thường đạt từ 1,5 - 2kg. Lông vịt Trạc Nhật có màu xám, riêng con trống phần đầu có lông màu xanh đen, quanh cổ có một vòng xuyến màu trắng, lông cánh màu xanh đẹp mắt. Được biết, UBND huyện Thạch Thành cũng đề nghị Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa đưa giống vịt Trạc Nhật vào danh mục của Đề án phát triển cây trồng, vật nuôi đặc trưng, sản phẩm lợi thế khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022 - 2025 để được hỗ trợ lập dự án khôi phục.
* Bên cạnh đó còn có các tin sau:
- Dưa lê Hàn ngọt ngon trên đất chè – Tác giả Thanh Vân;
- Trồng, chăm sóc bí xanh vụ đông – Tác giả ThS. Lại Thị Bích Hợp;
- Bắc Ninh: Mới có 194 trang trại đủ điều kiện – Tác giả T.L;
- Bến Tre: Chợ Lách trồng 4 triệu chậu cúc tết – Tác giả A.T;
- Nghệ An: Tập huấn kỹ thuật chăm sóc cây mắc ca – Tác giả V.Đ.
II. THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP
1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài
- Làm gì để rừng nuôi được rừng, giữ được người? – Tác giả Tùng Đinh;
- Không chuyển đổi mục đích rừng đặc dụng – Tác giả Quang Dũng;
- Làm rõ việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa ở Long An – Tác giả Khánh Linh;
- Đề xuất hạn ngạch nhập khẩu trứng gia cầm từ liên minh kinh tế Á – Âu – Tác giả Tùng Đinh;
- Chuyện ông Đô giữ rừng lim quý – Tác giả Tâm Phùng – Thanh Nga;
- Chủ trang trại gà biết trọng nghĩa tình – Tác giả Đinh Thanh Huyền;
- Không đổ thừa san hô chết do biến đổi khí hậu – Tác giả Kim Sơ;
- Mở rộng diện tích liên kết sản xuất lúa đạt tiêu chuẩn – Tác giả Đ.T. Chánh – Văn Vũ;
- Huy động nguồn vốn hợp pháp cho phòng, chống sạt lở - Tác giả Thanh Sơn – Trần Trung;
- Từ “Đốm lửa” Đồng Phú nhen nhúm lên hướng đi hữu cơ ở Chương Mỹ - Tác giả Đinh Thanh Huyền;
- Tiền Giang: Trên 176 tỷ đồng từ các dự án thủy lợi – Tác giả Minh Đảm – Hữu Đức;
- Liên thông hồ chứa, giải pháp căn cơ cho vùng khô hạn Ninh Thuận: Hồ chứa thiếu nước giữa mùa mưa – Tác giả Mai Phương – Minh Hậu;
- Tre Việt, tiềm năng còn “ngủ quên”: Quy mô toàn cầu 57,8 tỷ USD Việt Nam chiếm bao nhiêu %? – Tác giả Phạm Hiếu – Đinh Tùng.
2. Báo Nông thôn Ngày nay đăng các tin, bài:
- Ấn tượng với câu lạc bộ nông dân tỷ phú ở Cà Mau – Tác giả Chúc Ly;
- Bạc Liêu đặt mục tiêu giúp 1.000 hộ thoát nghèo – Tác giả Chúc Ly;
- Hành trình đi tìm thương hiệu cho cây chè Thái – Tác giả Hà Thanh – Kiều Hải;
- Kon Tum: Nông dân giỏi tham gia các mô hình kinh tế tập thể - Tác giả Đức Thịnh;
- Lâm Đồng: Ra mắt 3 tổ hội nông dân nuôi tằm – Tác giả Ngọc Mai;
- Bà Rịa Vũng Tàu: Tặng quà cho học sinh nghèo – Tác giả Tuyết Hồng;
- Khai mở tiềm năng du lịch nông thôn: Bài 4: Người dân cần học kỹ năng phục vụ - Tác giả Thanh Hà;
- Bình Chánh: HTX thành lập mới tăng nhanh – Tác giả T.Đ;
- Điện về “đổi đời” nông thôn Bình Chánh – Tác giả Trần Đáng;
- Nông thôn mới thay “áo mới’ – cho Ninh Phước – Tác giả Trần Hậu – Hiếu Nhi;
- Quế Phong tăng tốc về đích xã nông thôn mới – Tác giả Trần Hậu – Hiếu Nhi.