I- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG

          (Kinh phí hỗ trợ từ nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia):

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các bài:

- Nuôi lợn đen bản địa, cung không đủ cầu – Tác giả Kim Huệ - Văn Phà. Giống lợn đen Mường Khương ở Lào Cai thích ứng tất với khí hậu bất lợi, giá luôn cao (60 - 70 nghìn đống/kg lợn hơi) nguồn cung luôn không đủ cầu. Với 30 triệu đồng, Anh Tráng Chu Thức - thôn Ngam Lâm - xã Nấm Lư, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai quyết định đầu tư nuôi lợn đen bản địa. Chỉ một thời gian ngắn, nhờ có lợn đen, kinh tế của gia đình anh ngày càng có của ăn của để. Ông Lê Thanh Hoa, Trưởng phòng NN và PTNT huyện Mường Khương cho biết, nuôi lợn đen bản địa của bà con nông dân trên địa bàn chủ yếu ở quy mô nhỏ, hộ gia đình. Việc chăn nuôi ở vùng cao Mường Khương mặc dù không được tối ưu do điều kiện tự nhiên, khí hậu… tuy nhiên giống lợn đenbản địa lại thích ứng tốt. Hiện thịt lợn đen bản địa chủ yếu phục vụ tại chỗ, tiêu thụ trong huyện cung đã không đủ cầu.

- Dưa lê vàng Happy 8 sai quả trồng không đủ bán – Tác giả Tiến Yên. Thực hiện đề tài “Nghiên cứu chọn, tạo giống rau họ bầu bí (bí xanh, bí đỏ và dưa lê) ngắn ngày, chịu nóng, kháng bệnh phấn trắng” giai đoạn 2019 - 2023 do Viện Cây lượng thực và Cây phẩm chủ trì, Viện Nghiên cứu Rau quả đã chọn tạo thành công giống dưa lê vàng lai F1 mới Happy 8. Giống có khả năng chịu nóng và chịu bệnh tốt, đặc biệt là bệnh phấn trắng. Đánh giá về một số chỉ tiêu yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cho thấy: Giống dưa lê vàng Happy 8 đạt trung bình 4 - 5 quả/cây, khối lượng quả trung bình 600 - 650 g, năng suất đạt trung bình 2,5 - 2,7 kg/cây, với mật độ 20 nghìn cây/ha, năng suất thu được trên 40 tấn/ha. Anh Nguyễn Văn Tiến - chủ nhà vườn trình diễn mô hình cho biết, giống dưa lê vàng mới Happy 8, dễ trồng, dễ chăm sóc, cây sinh trưởng khỏe, ít sâu bênh, đặc biệt chất lượng ăn ngon, ngọt và giòn, hợp thị hiếu người tiêu dùng.

- Nở rộ những “Đại điền chủ” ở xứ đông – Tác giả Nguyễn Hải Tiến. Ông Trần Văn Ái ở xã Ngũ Hùng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương cho biết từ năm 2014 đến nay đã gieo cấy gần 40ha lúa và trồng ngót 20ha cây vụ đông. Mỗi năm sản xuất và bán cho người tiêu dùng trên 400 tấn thóc và 700 - 800 tấn bắp cải các loại, trừ hết chi phí đầu tư, còn dư ra được hơn 600 triệu đồng/năm. Để có được cánh đồng thẳng cánh cò bay như thế, ông Ái phải trải qua rất nhiều chật vật. Ban đầu là thuê lại quyền sử dụng đất của các hộ không có nhu cầu sản xuất hoặc ruộng đang cấy lúa nhưng năng suất bấp bênh. Tiếp đó phải dồn đổi lại ruộng với các hộ khác cho gọn vùng, theo phương châm đôi bên cùng có lợi. Nhờ vậy, ông luôn có được nguồn lợi nhuận trên dưới 600 triệu đồng/năm như đã nêu. Đồng thời, ông còn giúp cho hàng chục lao động nông nhàn của địa phương có việc làm ổn định, mức thu nhập từ 200 - 500 nghìn đồng/ngày, tùy theo công việc.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Tìm giải pháp tiêu thoát luc hạ lưu sông Ô Lâu – Tác giả Việt Toàn;

- Ra mắt cuốn sách về sản xuất nông lâm kết hợp tại Việt Nam – Tác giả Phạm Hiếu.

2. Báo Nông thôn Ngày nay đăng các bài:

- Cởi “Vòng kim cô” cho đất lúa ĐBSCL: Bài cuối: Bảo vệ đất lúa, tổ chức lại sản xuất – Tác giả Minh Huệ. Ông Nguyễn Như Cường - Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết: Về vấn đề giữ hay giảm diện tích lúa gạo ở ĐBSCL, thứ nhất, phải thấy rằng Việt Nam là đất nước nông nghiệp, ảnh hưởng bởi nền văn minh lúa nước, thói quen sinh hoạt hàng ngày là sử dụng lúa gạo. Do vậy, mục tiêu tối thượng trong sản xuất trồng trọt là đảm bảo an ninh lương thực cho 100 triệu dân trong nước. Sản xuất lúa gạo của nước ta không những có nhiệm vụ đảm bảo an ninh lương thực cho trước mắt mà còn mang tính lâu dài. Thứ 2, theo Nghị quyết của Quốc hội cũng như các nghị quyết của Trung ương, đến năm 2030 sẽ giữ ổn định 3,5 triệu ha đất trồng lúa. Trong 3,5 triệu ha đó, sẽ có những diện tích chuyển đổi linh hoạt, hiệu quả để làm sao đảm bảo ổn định sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia cũng như đạt mục tiêu xuất khẩu.

- Ngư dân Quảng Bình tưng bừng thu “lộc” cá cơm – Tác giả Trần Anh. Ngư dân ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đang trúng đậm cá cơm, bà con ra khơi cả ngày lẫn đêm, mỗi chuyến biển đều thu về hàng tấn cá cơm, cho lãi tiền triệu mỗi ngày. Ngư dân Đậu Trọng Thắng ở thôn Thanh Bình, xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, cho biết: Mấy ngày qua, thuyền chúng tôi ra biển đều trúng luồng cá cơm. Chuyến biển trước, chúng tôi đánh bắt được gần 2 tấn cá cơm. Chuyến biển này, chúng tôi cũng được hơn 1 tấn cá cơm. Hiện cá cơm đang được bán với giá 15 - 20 nghìn đồng/kg, nên mỗi chuyến biển, bình quân mỗi lao động được chia hơn 1 triệu đồng.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

 - Một số biện pháp kỹ thuật trồng cải bắp an toàn – Tác giả Anh Dũng;

 - Phát triển một số giống sen theo chuỗi giá trị - Tác giả Đinh Thị Hồng Liên;

- Cần Thơ: Diện tích nuôi thủy sản tăng 49% - Tác giả T.L;

- Thái Nguyên: Trồng cây ăn trái thâm canh thu lợi lớn – Tác giả V.Đ;

- Thái Bình: Khuyến cáo phun thuốc trừ sâu hại lúa màu – Tác giả P.T.

II. THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài

- Sắp xếp lại không gian phát triển đất nước – Tác giả Bá Thắng;

- Bộ Nông nghiệp và PTNT thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh – Tác giả Văn Việt;

- Tín dụng nội bộ “cứu cánh” hợp tác xã – Tác giả Kim Anh – Trọng Linh;

- Tiềm năng than sinh học còn ngủ yên – Tác giả Linh Linh;

- Cây dừa thầm lặng làm giàu “trẻ hóa” những vườn dừa già cỗi – Tác giả Vũ Đình Thung – Lê Khánh;

- Thái Bình: Phát triển nông nghiệp nông thôn gắn với du lịch – Tác giả Nam Khánh;

- Mở rộng diện tích đất lúa nhờ hệ thống thủy lợi – Tác giả Đ.T. Chánh;

- Yêu cầu xử lý vụ đốn hạ cây rừng tự nhiên – Tác giả Võ Văn Dũng;

- 6 con bò bị sét đánh chết – Tác giả Tuấn Anh;

- Làm chủ công nghệ giống và quy trình nuôi cua biển thương phẩm – Tác giả Đinh Mười;

- Đô thi vùng biên sở hữu 20.000 ha mặt nước nuôi thủy sản bền vững – Tác giả Nguyễn Thành;

- Giống lúa TBT39, niềm hy vong mới của nông dân miền Tây – Tác giả Lê Hoàng Vũ;

- Bạc Liêu phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái – Tác giả Quốc Việt;

- Sắp diễn ra triển lãm lớn nhất Việt Nam về ngành chăn nuôi – Tác giả Quang Linh;

- Hôm nay khai mạc Agroviet 2022 – Tác giả Công Nghệ;

- Diễn đàn nông dân quốc gia lần thứ VII: Chuyên nghiệp và hiệu quả chỉ còn con đường liên kết – Tác giả Phạm Hiếu – Huy Bình.

2. Báo Nông thôn Ngày nay đăng các tin, bài:

- Hội nghị biểu dương nông dân sản xuất kinh doanh giỏi toàn quốc lần thứ VI: Vinh danh những nông dân sáng tạo, có khát vọng làm giàu – Tác giả Thu Hà;

- Tự do kinh tế cho nông dân – Tác giả huỳnh Hải Vân;

- 5 vấn đề phát triển công tác Hội và phong trào nông dân – Tác giả Minh Ngọc;

- Sử dụng phân bón tiết kiệm – cân đối – hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp bền vững – Tác giả Trần Đình Thế;

- Thuần phục cá đặc sản thu tiền tỷ mỗi năm – Tác giả Trần Quang;

- Chủ tịch Trung ương Hội nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn: Xây dựng mối liên kết bền vững trong phát triển nông nghiệp – Tác giả Chủ tịch Hội NDVN Lương Quốc Đoàn;

- Gian nan phục tráng giống gà bản địa Đàm Hà – Tác giả Bùi My;

- Đốc thúc tiêm vaccine phòng cúm gia cầm – Tác giả Tuấn Linh;

- Bình Chánh khởi sắc cảnh quan xanh – sạch – đẹp – Tác giả Trần Đáng;

- Nhiều bãi rác ở nông thôn biến thành công viên – Tác giả Trần Cửu Long;

- 50% số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu năm 2025 – Tác giả Trần Cửu Long;

- “Tiếng hát nông thôn mới” về vùng ngoại thành – Tác giả T.Đ;

- Huyện NTM nỗ lực tăng thu nhập người dân – Tác giả Trần Cửu Long;

- Xây dựng NTM ở huyện Phụng Hiệp – Hậu Giang: Luồng sinh khí mới, thúc đẩy kinh tế phát triển – Tác giả Duy Khánh;

- Độc đáo mô hình chăm dâu tây qua điện thoại - Tác giả Văn Long.