I- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG

          (Kinh phí hỗ trợ từ nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia):

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các bài:

- Ổi lê Quý Hương “Lên hương”  - Tác giả Lê Như Cương. Chuyển đất lúa và đất trồng mía, dứa kém hiệu quả sang trồng ổi lê, bà con ở vùng Qúy Hương xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa bước đầu có thu nhập 400 - 500 triệu đồng/ha. Giống ổi lê hiện đang trồng trên đất Quý Hương được các hộ dân mua từ Học viện Nông nghiệp, quả có hình dạng như quả lê, quả to trung bình 300 gam, quả to nhất 700 gam. Ổi chín có màu trắng, dày cùi, ít hạt, có vị ngọt, giòn, mùi thơm đặc trưng của ổi. Trái ổi lê Quý Hương bán cho tư thương trong tỉnh, ngoài tỉnh như Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình đến mua tận vườn. Giá bán dao động từ 6.000 - 14.000 đ/kg tùy theo thời điểm. Ông Mai Đức Sơn, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hà Trung chia sẻ: Thời gian tới, định hướng sẽ mở rộng diện tích trồng ổi lê theo hướng hữu cơ dần thay thế diện tích trồng dứa, mía hiệu quả thấp. Địa phương hiện đang lập hồ sơ đề nghị tỉnh công nhận sản phẩm ổi lê Quý Hương đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao thời gian tới.

- Dự án JiCa 2 thay đổi diện mạo miền núi – Tác giả Vũ Đình Thung. Dự án Jica 2 tại Bình Định thực hiện trên 8.239 ha rừng tại 12 xã thuộc 6 huyện thị đã góp phần nâng cao chất lượng rừng phòng hộ, cải thiện đời sống người dân. Theo đánh giá của Ban quản lý Dự án Jica 2 Bình Định, đến nay, những diện tích rừng trồng sau khi kết thúc thời gian đầu tư đã khép tán, đảm bảo chất lượng. Những diện tích rừng tự nhiên thực hiện khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh và bảo vệ rừng cũng được các đơn vị thi công thực hiện đảm bảo kỹ thuật, quản lý bảo vệ tốt. Dự án Jica 2 triển khai trên địa bàn Bình Định gồm 7 hợp phần: Rà phá bom mìn và tẩy rửa chất độc; phát triển và cải thiện rừng phòng hộ; hỗ trợ phát triển sinh kế; phát triển cơ sở hạ tầng sinh kế; phát triển cơ sở hạ tầng lâm sinh; kiểm soát cháy rừng…

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Chuyển gần 190 ha đất lúa kém hiệu quả - Tác giả Lưu Hòa;

- Nhiều loài mới, quý hiếm, đặc hữu tại vườn quốc gia Bidoup – Núi bà – Tác giả Hoàng Đình Quang.

2. Báo Nông thôn Ngày nay đăng các bài:

- Giúp nông dân mạnh dạn trồng rừng gỗ lớn – Tác giả Hoan Nguyễn. Tỉnh Phú Thọ xác định phát triển rừng gỗ lớn là hướng đi lâu dài, bền vững: đến năm 2025 đạt 20.000 ha. Để đạt được mục tiêu đề ra, tỉnh Phú Thọ thực hiện chính sách hỗ trợ đến 12 triệu đồng/ha cho các tổ chức, cá nhân để chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn, bứt phá làm giàu từ rừng. Giai đoạn 2021 - 2025, Phú Thọ xác định cây gỗ lớn là sản phẩm lâm nghiệp chủ lực, từng bước giảm diện tích trồng rừng tập trung sản xuất gỗ nhỏ để chuyển hóa sang trồng rừng gỗ lớn. Ông Trần Tú Anh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ nhận định, Phú Thọ là một trong những địa phương đi đầu cả nước ban hành cơ chế cụ thể để hỗ trợ người dân chuyển hóa rừng gỗ lớn.

- Sầu riêng đầu vụ giá cao, nông dân Khánh Sơn thu tiền tỷ - Tác giả Công Tâm. Nông dân huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa đang vào vụ thu hoạch sầu riêng trong niềm vui được giá. Với giá sầu riêng bán ra thị trường hiện từ 50.000 - 54.000 đồng/kg, không ít hộ nông dân trồng sầu riêng ở Khánh Sơn thu tiền tỷ. Theo các hộ trồng sầu riêng tại huyện Khánh Sơn, các năm trước giá sầu riêng chỉ từ 35.000 - 40.000 đồng/kg và thị trường tiêu thụ rất chậm. Tuy nhiên, bước vào vụ thu hoạch năm nay, bà con địa phương vui mừng, bởi sầu riêng hiện dao động từ 50.000 - 54.000 đồng/kg (tùy loại), với giá bán này nông dân sẽ có lãi. Ông Mai Văn Khang, thôn Cam Khánh, xã Sơn Lâm, huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa cho biết: Với diện tích 10ha, gia đình tôi chăm sóc cho ra hoa sớm, mấy ngày qua vườn sầu riêng đã thu hoạch. Với diện tích trên, gia đình thu trên 60 tấn sầu riêng, giá bán dao động từ 50.000 - 54.000 đồng/kg, doanh thu trên 3 tỷ đồng, trừ chi phí lãi khoảng 2 tỷ đồng. 

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Chăm sóc dê con từ sơ sinh đến cai sữa – Tác giả Nguyễn Bình Trung;

- Trình diễn hệ thống nuôi tôm tiết kiệm năng lượng – Tác giả V.Đ;

- Lạng Sơn: Hướng dẫn trừ sâu bệnh, bảo vệ na – Tác giả P.T;

- Hà Tĩnh: Rầy nâu, rầy lung trắng gây hại lúa – Tác giả B.T;

- Khánh Hòa: Kêu gọi đầu tư giết mổ gia súc, gia cầm – Tác giả Thành Lân.

II. THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài

- Bỏ tư duy chú trọng sản lượng hơn chất lượng – Tác giả Hữu Đức – Vân Vũ;

- Giám sát chặt chẽ, thịt lợn, kiềm chế lạm phát – Tác giả Bảo Thắng;

- Tri thức hóa nông dân: Bài 12: Về nơi từng phải xua “tà ma” cho cây hoa giấy – Tác giả Dương Đình Tường;

- Theo dòng “vàng trắng” trên đất nước Chùa Tháp – Bài 2: Cao su mở điện, đường, trường, trạm và… chùa – Tác giả Thanh Sơn;

- Xúc tiến đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn – Nỗ lực cho mục tiêu ngành tôm tỷ đô – Tác giả Minh Đảm – Hữu Đức;

- Máy cho ăn tự động giảm bài toán thiếu lao động – Tác giả Kim Anh;

- Xuất khẩu tôm dự báo gặp khó – Tác giả Trọng Linh;

- Nhờ vốn ngân hàng, ngư dân Lý Sơn sống khỏe – Tác giả Lê Khánh;

- Cần Thơ là Trung tâm kết nối tiêu thụ nông sản chủ lực vùng ĐBSCL – Tác giả Lê Hoàng Vũ;

- “Đạo” làm nông nghiệp của những người tử tế - Bài 1: Luồng gió mới trên quê hương khoán hộ - Tác giả Hoàng Anh – Huy Bình;

- Thủy lợi tốt giúp ăn chắc lúa thu đông – Tác giả Lê Hoàng Vũ – Ngọc Thắng;

- Mục tiêu lớn ngành hồ tiêu Việt Nam an toàn, bền vững, tăng thu nhập – Tác giả Hồng Thủy – Minh Sáng.

2. Báo Nông thôn Ngày nay đăng các tin, bài:

- Sau Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân Việt Nam: Chính phủ chỉ đạo triển khai các giải pháp hỗ trợ nông dân – Tác giả Khánh Nguyên;

- Tăng nguồn vay mới cho nông dân – Tác giả A.T;

- Sửa đổi Luật thuế giá trị gia tăng để giá phân bón ở mức thấp – Tác giả P.V;

- Định kỳ tổ chức Hội nghị thủ tướng đối thoại với nông dân hằng năm vào tháng 4 hoặc tháng 5 ;

- Ngành mía đường nguy cơ xóa sổ vì đường nhập lậu – Tác giả Minh Ngọc;

- Thủ đoạn tinh vi tuồn đường lậu vào Việt Nam – Tác giả Bình Minh;

- Thủ tướng yêu cầu kiểm soát giá thịt lợn, giảm giá xăng dầu – Tác giả Anh Linh;

- Tuyên truyền cho nông dân tác hại khi trồng cây thuốc lá – Tác giả Thùy Anh;

- Vay vốn trồng cà phê, nông dân Cư Kuin thoát nghèo – Tác giả Đức Thịnh;

- Những “đầu tàu” truyền động lực cho nông dân – Tác giả Thu Hà;

- Vượt khó khăn, xuất khẩu nông sản lập kỷ lục – Tác giả Khánh Nguyên;

- Tiền Giang: Nỗ lực đưa xoài cát Hòa Lộc xuất khẩu – Tác giả P.V;

- Chợ Lách trồng khoảng 4 triệu chậu cúc mâm xôi – Tác giả A.T;

- Kinh tế tập thể ở Bình Dương “khát” vốn – Tác giả Nguyễn Vy;

- Khẳng định vai trò chủ lực trong đầu tư cho tam nông – Tác giả Phan Quốc Lương.