I- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG

          (Kinh phí hỗ trợ từ nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia):

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các bài:

- Quảng Yên: 100% đất nông nghiệp sẽ trồng rau – Tác giả Nguyễn Thành. Thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh hiện có 360 ha trồng rau an toàn, tập trung ở phường Cộng Hòa và xã Tiền An. Rau an toàn Quảng Yên có nhiều chủng loại. Vụ đông thường có bắp cải, súp lơ, su hào, cải thảo, xà lách, cà chua. Vụ xuân hè có mướp, bầu, bí, dưa chuột, mùng tơi, đay, cải ngồng, rau muống... Với mục tiêu tạo ra nhiều nông sản phẩm đạt chất lượng cao cung cấp cho thị trường, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Việt Long đã đầu tư vùng sản xuất rau an toàn tại thị xã Quảng Yên. Diện tích trồng rau an toàn của đơn vị hiện khoảng 17ha ở phường Cộng Hòa, được thực hiện theo mô hình hợp đồng giữa doanh nghiệp và người dân.

- Sa Pa nhắm mục tiêu vùng cây dược liệu lớn – Tác giả Lưu Hòa. Thị xã Sa Pa hiện có 210 ha cây dược liệu, gồm: Actiso, sa nhân tím, đương quy, tía tô, chè dây và các loại cây dược liệu dùng chế biến sản phẩm thuốc tắm người Dao đỏ. Đã có hơn 100 sản phẩm được sản xuất, chế biến từ cây dược liệu; doanh thu từ cây dược liệu đạt hơn 30 tỷ đồng/năm. Cây dược liệu là 1 trong 5 cây trồng chủ lực phát triển của tỉnh Lào Cai trong giai đoạn 2022 - 2025, là một trong những cây trồng có thế mạnh của Thị xã Sa Pa. Với những tiềm năng về khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi để phát triển cây trồng dược liệu, Thị xã đã và đang tiếp tục đẩy mạnh đầu tư, phấn đấu đến năm 2025, Sa Pa trở thành vùng cây dược liệu trọng điểm của tỉnh Lào Cai.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Nuôi bò lai sind làm giàu từ vốn vay 12 triệu đồng – Tác giả Trần Trọng Trung;

- Người đàn ông nặng nghĩa với rừng – Tác giả Hồ Quang.

2. Báo Nông thôn Ngày nay đăng các bài:

- Cơ giới hóa đồng bộ - Nông dân nhàn hơn, giàu hơn: Bài 4: Người làm nông giã biệt bình phun thuốc – Tác giả Huỳnh Xây – Thiên Hương. Những năm gần đây, bà con nông dân các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long không còn xa lạ với những chiếc máy bay không người lái (drone) trên ruộng để phun thuốc, bón phân nữa. Nhờ có phát minh này, người nông dân trồng lúa, cây ăn trái đã có thể vứt bỏ bớt gánh nặng trên lưng khi không còn phải đeo chiếc bình phun thuốc trừ sâu nặng mấy chục lít, thoát khỏi cảnh vừa phun, vừa hít hoá chất độc hại vào người. Theo thống kê của Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, hiện toàn tỉnh có hơn 30 máy bay không người lái sử dụng trong nông nghiệp. Để máy móc phát huy hiệu quả cao, thời gian qua, trung tâm đã thành lập 1 tổ dịch vụ máy bay không người lái, gồm 13 thành viên. Tổ này thực hiện nhiệm vụ phun thuốc bảo vệ thực vật khi bà con nông dân có nhu cầu, đồng thời tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật điều khiển drone cho bà con.

- Kỹ thuật vỗ béo trâu giai đoạn trước khi giết thịt – BSTY Bùi Thị Chuyên. Vỗ béo trâu là cung cấp các điều kiện tối ưu về nuôi dưỡng, chăm sóc để trâu khi giết thịt cho khối lượng, chất lượng thịt cao đáp ứng được yêu cầu của thị trường, nhằm gia tăng hiệu quả chăn nuôi. Để nuôi vỗ béo trâu hiệu quả, người chăn nuôi cần thực hiện tốt một số yêu cầu kỹ thuật: (1) Chọn trâu nuôi vỗ béo: Các giống trâu nội, trâu lai, trâu nhập khẩu không sử dụng để sinh sản, không sử dụng để cày kéo ở các lứa tuổi khác nhau cần vỗ béo trước khi giết thịt. (2) Quản lý trâu nuôi vỗ béo: Khi vỗ béo, nên chia trâu thành các nhóm cùng giới tính, độ tuổi và khối lượng ở trong cùng ô chuồng. (3) Quản lý trâu trong thời gian vỗ béo: Xác định khối lượng trâu và lượng thức ăn thu nhận: Khối lượng của từng cá thể phải được xác định trước khi đưa vào vỗ béo. Trâu trước khi đưa vào vỗ béo cần được tẩy nội, ngoại ký sinh trùng; đối với những con bị bệnh cần điều trị khỏi mới đưa vào vỗ béo. Chuồng trại phải được tiêu độc, khử trùng và vệ sinh trước, trong và sau khi nuôi vỗ béo…

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Viện lúa ĐBSCL hỗ trợ người dân tiếp cận drone – Tác giả Huỳnh Xây;

- Ký kết phát triển sản phẩm sâm Bố Chính – Tác giả Anh Thư;

- Nghệ An: Thu hoạch 10.000 ha lúa chạy lụt – Tác giả V.Đ;

- Đồng Tháp: Chuyên gia Nhật hỗ trợ phát triển hoa – Tác giả A.T;

- Bắc Giang: Thu 6.78,5 tỷ đồng vụ vải 2022 – Tác giả T.L.

II. THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài

- Cần làm rõ tính khả thi đề án chế biến, tiêu thụ nông sản ĐBSCL – Tác giả Tùng Đinh;

- Băn khoăn tên gọi “1 triệu ha lúa chất lượng cao” – Tác giả Hà Linh;

- Sau loạt bài “Lầm lũi giữ rừng, rưng rưng nước mắt”: Gỡ nhưng vẫn … rối – Tác giả Việt Khánh – Văn Hùng;

- Kéo dài thời gian bảo quản quả vải Bát Trang – Tác giả Đinh Mười – Tùng Đinh;

- Hợp tác xã nông nghiệp trong cơn khát vốn: I. Khó tiếp cận vốn vay “thủ tiêu” ý chí của các hợp tác xã – Tác giả Vũ Đình Thung;

- Công nghệ ủ phân hữu cơ được định giá 10 tỷ đồng – Tác giả Kim Anh – Trọng Linh;

- Giải pháp cứng và mềm đưa nuôi trồng, khai thác vào quy củ - Tác giả Nguyễn Thành – Minh Phúc;

- Con sông cội nguồn của những loài thực vật quý hiếm: I. Giống bưởi ăn ngon tuyệt đỉnh, để gần 1 năm không hỏng – Tác giả Dương Đình Tường;

- Nông nghiệp Chương Mỹ, nhiều tiềm năng nhưng tiêu thụ còn hạn chế - Tác giả Đinh Thanh Huyền;

- Giống lúa Vinaseed vững chai trước mưa to, gió lớn – Tác giả Đình Thung;

- Bí thư và chủ tịch Cà Mau đi đốc thúc tiến độ các công trình trọng điểm – Tác giả Ngô Trọng;

- Nhiều công trình kè tạm giải cứu đất, rừng phòng hộ - Tác giả Trọng Linh;

- AGritechnica Asia Live 2022: Cơ giới hóa ngành hàng trái cây: trên 70%, nhưng  còn yếu khâu sau thu hoạch – Tác giả Minh Đảm – Hữu Đức.

2. Báo Nông thôn Ngày nay đăng các tin, bài:

- Bộ NN và PTNT đưa vào sử dụng hệ thống quản lý vùng trồng: Tạo niềm tin cho nông sản! – Tác giả Minh Huệ;

- Đi nhanh hơn, tạo ra nhiều giá trị hơn… - Tác giả Thiên Hương;

- Liên Minh – xã NTM nâng cao đầu tiên của Sapa – Tác giả Hoàng Chiến;

- Miến đao sâm Bát Xát đã có nhãn hiệu tập thể - Tác giả Tây Bắc;

- Dùng lợi thế địa phương nâng giá trị nông sản xứ Tuyên – Tác giả Thu Hà;

- 20 năm sát cánh cùng hộ nghèo ở Bố Trạch – Tác giả Cẩm Tú;

- “Tỷ phú bơ, sầu” trên đất Tây Nguyên – Tác giả Vân Long;

- Tổng cục Lâm nghiệp đẩy mạnh cải cách hành chính – Tác giả Khánh Nguyên;

- Vụ bản quyền thanh long ruột đỏ LD1: Thủ tướng đề nghị kiểm tra thông tin Dân Việt nêu – Tác giả KN;

- Du lịch nông nghiệp hút khách bằng sự khác biệt – Tác giả Nguyên Vỹ;

- Có vốn ưu đãi làm kinh tế, nông dân Hòa Vang thoat nghèo, làm giàu – Tác giả Trần Hậu – Hiếu Nhi.