I- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG

          (Kinh phí hỗ trợ từ nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia):

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các bài:

- Sinh viên thủy sản học làm khuyến ngư viên – Tác giả ULa Thủy. Hoà chung không khí mùa hè xanh của cả nước, từ ngày 24/7 - 31/7, đội tình nguyện gồm cô Nguyễn Thị Thuỷ và 15 sinh viên của Viện Nuôi trồng thủy sản (Trường Đại học Nha Trang) được sự tài trợ của Đại Sứ quán New Zealand (Quỹ The Manaaki New Zealand Alumni Fund) đã đến xã Ea Kao, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ kỹ thuật nuôi cá cho bà con nông dân và tham gia nhiều hoạt động của địa phương. Đây là chương trình tình nguyện chuyên sâu, phát huy chuyên môn được đào tạo của sinh viên ngành nuôi trồng thuỷ sản. Mục đích của chương trình tình nguyện này là hỗ trợ người nuôi cá về kiến thức, kỹ năng để nuôi cá hiệu quả. Bên cạnh đó, tạo cơ hội cho các em sinh viên áp dụng kiến thức nuôi cá đã học vào thực tế.

- Ưu tiên hỗ trợ liên kết sản xuất 9 nhóm mặt hàng – Tác giả Doãn Trí Tuệ. UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành quyết định chính sách khuyến khích ưu tiên hỗ trợ liên kết sản xuất tới tiêu thụ sản phẩm đối với 9 nhóm ngành hàng nông sản, gồm: Lúa, lạc, cây ăn quả (cam, quýt, bưởi, chanh, dứa, ổi, xoài, mận, chuối), các cây nguyên liệu phục vụ chế biến (mía, sắn, chè), cây dược liệu, tôm, cá và cây rau, củ, quả các loại. Theo chính sách ưu tiên hỗ trợ liên kết sản xuất - tiêu thụ mới nhất của Nghệ An, 100% hộ sản xuất nông nghiệp có sản phẩm đưa lên sàn thương mại điện tử được đào tạo kỹ năng số, kỹ năng kinh doanh và các kỹ năng khác nhằm gia tăng kiến thức bán hàng, thanh toán trực tuyến trên nền tảng số. Đồng thời khuyến khích và đẩy mạnh số lượng người truy cập các hoạt động quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp và bán hàng trên sàn thương mại điện tử từ 15 - 20%.

- Sống ổn nhờ sản xuất phôi nấm sò – Tác giả Lê Ngân. Tham quan xưởng sản xuất phôi và trồng nấm sò của anh Thân Văn Mùa ở thôn Mỹ Thạnh, xã Nhơn Phúc, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Nhờ mô hình sản xuất phôi nấm sò, gia đình anh Mùa đã có thu nhập khá từ 120 - 150 triệu đồng mỗi năm. Hiện nay, mỗi tháng, xưởng sản xuất phôi nấm sò của anh Mùa cung cấp gần 25.000 bịch phôi nấm ra thị trường để cung cấp cho các trại nấm trong địa bàn tỉnh, nhiều nhất là tại Thị xã An Nhơn, huyện Tây Sơn, Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Tùy theo số lượng bịch phôi nấm mà các trại nấm đặt hàng, sau khi trừ các khoảng chi phí, mỗi năm, gia đình anh thu về lợi nhuận từ 120 - 150 triệu đồng.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Tự nguyện giao nộp động vật hoang dã – Tác giả Nguyễn Trọng Hiếu.

2. Báo Nông thôn Ngày nay đăng các bài:

- Hoàn thiện hệ thống hạ tầng chuyển đổi số nông nghiệp, nông thôn – Tác giả Thành Lân. Bộ Thông tin và truyền thông đã ban hành Thông tư 05/2022 quy định, hướng dẫn một số nội dung về thông tin truyền thông của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025. Thông tư nêu rõ, phát triển, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng số, chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn nhằm đáp ứng yêu cầu về hiện đại hóa công nghệ thông tin - truyền thông, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia, chuyển đổi số khu vực nông thôn, đưa hoạt động của người dân lên môi trường mạng, bảo đảm an toàn, đồng bộ, kết nối liên ngành và liên vùng. Phát triển các nền tảng số để phục vụ người dân khu vực nông thôn và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

- Bí đỏ Mật sao 2 đạt năng suất vượt trội – Tác giả Nguyễn Hải Tiến. Bí đỏ mật sao 2 là giống lai F1, mới được chọn tạo bởi các nhà khoa học nước ta. Giống cho năng suất quả cao, chất lượng vượt trội các giống đang trồng phổ biến tại các đại phương. TS. Đoàn Văn Cảnh – Phó Viện trưởng Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm cho biết, giống Bí đỏ Mật sao 2 được khảo nghiệm và sản xuất đại trà tại các tỉnh Bắc Giang, Nam Định, Hà Nam. Sản phẩm tiêu thụ tốt và được các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thu mua với giá 3.600 – 5.000 đồng/kg.

- Thêm cơ chế khuyến khích nghiên cứu, chế tạo máy nông nghiệp – Tác giả Xuân Anh. Thúc đẩy ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa vào sản xuất, chế biến nông sản là giải pháp quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản vùng ĐBSCL. Để đáp ứng phát triển bền vững  kinh tế nông nghiệp cho ĐBSCL nhiều ý kiến cho rằng rất cần ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mà cơ bản nhất là cơ giới hóa vào quá trình sản xuất, tăng cao giá trị sản phẩm, tạo ra sự đa dạng về chủng loại, mặt hàng sản phẩm, tận dụng và chuyển đổi tối đa nguồn phụ phẩm trong quá trình sản xuất giúp nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Gia Lai: Ra mắt Nông hội sầu riêng Ia Pếch – Tác giả V.Đ;

- Hướng dẫn làm chuỗi lươn sạch xuất khẩu – Tác giả Anh Thư;

- Hải Dương hỗ trợ xây dựng 20.000m2 nhà màng – Tác giả T.L;

- Long An: HTX trồng rau má, xã viên thu nhập cao – Tác giả Anh Thư.

II. THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài

- Chuyển đổi số là thước đo tái cơ cấu ngành nông nghiệp – Tác giả Phạm Hiếu;

- Bộ Nông nghiệp và PTNT trao kỷ niệm chương cho lãnh đạo Viện nghiên cứu Chăn nuôi quốc tế - Tác giả Linh Linh;

- Phục hồi kinh tế còn gặp nhiều thách thức – Tác giả Tùng Đinh;

- Thổi luồng gió tri thức về nông thôn – Tác giả Dương Đình Tường;

- Trồng khổ qua hữu cơ không lo đầu ra – Tác giả Gia Phú;

- Kiên Giang: Xây dựng 200 công trình phòng chống sạt lở bờ biển, bờ sông – Tác giả Đ.T. Chánh – Văn Vũ;

- Lãi tiền tỷ từ nuôi cá quất đặc sản – Tác giả Hải Đăng;

- Thủy sản nhập khẩu làm nguyên liệu được trút bỏ gánh nặng kiểm dịch – Tác giả Thanh Sơn;

- Có công vun trồng, hoa thơm sẽ nở - Tác giả Việt  Khánh;

- “Đạo” làm nông nghiệp của những người tử tế - Bài 3: Người làm nông nghiệp hữu cơ đầu tiên ở Châu Thành – Tác giả Hoàng Anh;

- Lạng Sơn thu hồi hơn 18 ha đất lúa không báo cáo Thủ tướng: Kiến nghị thanh tra Chính phủ vào cuộc – Tác giả Văn Việt;

- Giảm nhiệt lây nhiễm bệnh từ động vật nhờ “một sức khỏe”.

2. Báo Nông thôn Ngày nay đăng các tin, bài:

- Vượt thất bại, trở thành tỷ phú chăn nuôi – Tác giả Trương Hồng;

- Nhiều gương dám nghĩ, dám làm ở Đức Trọng – Tác giả Đức Thịnh;

- Tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật cho nông dân – Tác giả Thu Hà;

- Xây dựng bản đồ mạng lưới điểm du lịch nông thôn – Tác giả P.V;

- Gỡ vướng mắc kiểm dịch thủy sản nhập khẩu – Tác giả Khánh Nguyên;

- Những cán bộ dân vận khéo xây dựng NTM – Tác giả Trần Đáng;

- Trao kinh phí thực hiện NTM cho xã Thái Mỹ - Tác giả Trần Cửu Long;

- Cao điểm “Chiến sĩ tình nguyện chung tay xây dựng NTM” – Tác giả T.Đ;

- Cho ếch ở chung cá khấm khá bội phần – Tác giả Khương Lực.