I- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG

          (Kinh phí hỗ trợ từ nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia):

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các bài:

- Trồng na Thái, hái ra tiền – Tác giả Hồ Quang. Trang trại của ông Cao Thanh Vinh ở xóm Sơn Mộng, xã Nghĩa Hiếu, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An trồng 1ha na cho thu hoạch 4,5 tấn quả. Giá na dai truyền thống 35 nghìn đồng/kg, còn na dai Thái 80 nghìn đồng/kg. Hàng ngày, hoặc 2 - 3 ngày một lượt, thương lái đến vườn na chọn lựa thu hái, rồi cân lên và trả tiền cho chủ. Tính ra 1ha na (cả 2 loại) ông Vinh bán được hơn 250 triệu đồng. Ông Vinh cho biết, na Thái có mẫu mã đẹp, mắt na trên mỗi quả rất đều, trọng lượng nhỏ thì 3 quả/kg, còn đa phần lên tới 0,5 đến 0,8kg/quả. Chất lượng na Thái ngọt thanh và dai, ít hạt, thịt nhiều, ăn đến đâu mát đến đó. Na dai Thái cũng đạt năng suất 4,5 tấn/ha, đặc biệt giá bán rất cao, lên tới 80 nghìn đồng/kg, cao hơn gấp đôi so với na dai truyền thống. Thế nên người ta ví trồng na Thái, hái ra tiền là phải.

 - Vùng chè shan tuyết cổ thụ Tả Củ Tỷ - Tác giả Lưu Hòa. Vùng chè shan tuyết cổ thụ ở Tả Củ Tỷ, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai có tuổi đời hàng trăm năm tuổi. Hiện nay, bà con nơi đây đã chuyển dần sang sản xuất hữu cơ. Anh Lý Văn Minh, người dân tộc Dao tại thôn Sảng Mào Phố, xã Tả Củ Tỷ chia sẻ: nhận thấy chè shan tuyết cổ thụ của địa phương được rất nhiều khách hàng ưa chuộng nhưng bà con nơi đây chưa biết cách chăm sóc cũng như thu hái chè sao cho đạt chất lượng, vì vậy năm 2021, anh đã mạnh dạn đứng ra thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp Tả Củ Tỷ với 7 thành viên chuyên sản xuất, kinh doanh chè shan tuyết quê mình với mong muốn đưa sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là chè shan tuyết của bà con vươn xa hơn nữa nhằm nâng cao giá trị.

- Phương pháp ủ chua dự trữ thức ăn xanh – Tác giả Văn Khoa. Để giải quyết vấn đề khan hiếm thức ăn cho đàn gia súc, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bến Tre đã đưa vào áp dụng quy trình kỹ thuật ủ chua, dự trữ thức ăn. Với nguyên liệu ủ: Các loại cỏ xanh hoặc thân bắp (ngô). Nếu cỏ xanh có độ ẩm cao (khoảng 80%) thì trước khi đưa vào ủ cần phơi héo sơ bộ để độ ẩm chỉ còn khoảng 70 - 75% (rải phơi từ 2 - 5 giờ, nếu có sân phơi thì băm ngắn trước rồi rải phơi, sau sẽ dễ dàng hơn). Phương pháp ủ chua dự trữ nguồn thức ăn xanh dư thừa vào mùa mưa để làm thức ăn bổ sung cho quá trình chăn nuôi trong mùa khô bị khan hiếm nguồn thức ăn xanh, góp phần giúp người chăn nuôi bò vừa dự trữ để khai thác hiệu quả nguồn thức ăn thô xanh và phụ phẩm, vừa áp dụng được kỹ thuật mới trong chăn nuôi bò một cách hiệu quả và theo hướng sản xuất hàng hóa, đặc biệt là quá trình vỗ béo bò thịt chất lượng cao.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

-  Nắng mưa xen kẽ, đề phòng sâu bệnh hại lúa mùa – Tác giả Hải Hà.

2. Báo Nông thôn Ngày nay đăng các bài:

- Cởi “Vòng kim cô” cho đất lúa ĐBSCL: Bài 2: Khi nông dân tự “giải thoát” – Tác giả Huỳnh Xây. Đồng bằng sông Cửu Long từ lâu được biết đến là vựa lúa của cả nước nhưng hầu hết những người nông dân chuyên làm lúa bao năm nay vẫn nghèo. Trong bối cảnh chung đã có nhiều người mạnh dạn chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác và… đổi đời. Ông Lê Thanh Tùng – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết, diện tích lúa vụ hè thu ở ĐBSCL giảm chủ yếu do người dân chuyển đổi sang cây ăn quả (cam, bưởi, quýt, nhãn, xoài, thanh long, sầu riêng…) rau mầu và nuôi trồng thủy sản có hiệu quả kinh tế cao.

- Nhà nông Phúc Khoa sung túc nhờ trồng chè – Tác giả Bảo Anh. "Soán ngôi" cây ngô và lúa, cây chè đã giúp nhiều nông dân xã Phúc Khoa, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu thoát nghèo, vươn lên làm giàu… ông Lò Văn Lục, Chủ tịch UBND xã Phúc Khoa, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu hồ hởi cho biết: Từ khi đưa vào thay thế những loại cây kém năng suất, cây chè đã trở thành cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế của xã. Không chỉ dễ trồng, dễ chăm sóc, cây chè mang lại nguồn thu nhập ổn định, bền vững cho người dân. Nhờ trồng chè mà nhiều hộ dân ở xã không chỉ thoát nghèo, mà còn từng bước vươn lên làm giàu. Không ít hộ dân trong xã thu cả trăm triệu đồng mỗi năm.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Lưu ý về bao trái xoài để đạt hiệu quả cao – Tác giả Thành Lân;

- Chăn nuôi lợn thịt VietGAHP liên kết HTX – Tác giả Vũ Quang;

- Lào Cai: 193 loại nông sản lên sàn điện tử - Tác giả Anh Thư;

- Bình Định: Xây chợ nông sản tại thị xã Hoài Nhơn – Tác giả P.T;

- Quảng Trị: 4 lớp tập huấn về truy xuất nguồn gốc – Tác giả V.Đ.

II. THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài

- Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Trường cấp 3 nông nghiệp giúp học sinh thỏa sức sáng tạo với nghề nông – Tác giả Minh Phúc;

- Nam Định chấm điểm xã nông thôn mới thực chất không chạy theo thành tích – Tác giả Đồng Thái;

- Lợn của dân không phải vật thử nghiệm vacxin dịch tả lợn Châu Phi – Tác giả Hà Linh;

- Thặng dư xuất nhập khẩu nông sản 8 tháng: Tăng gần gấp đôi so với năm 2021 – Tác giả Tùng Đinh;

- “Giấc mơ sen” Đồng Tháp – Tác giả Lê Hoàng Vũ;

- Hoàn thành đào tạo 30 giảng viên quốc gia về sức khỏe cây trồng – Tác giả Minh Đảm;

- Khơi thông tín dụng cho Hợp tác xã – 1. Vướng víu trăm điều, HTX khó tiếp cận nguồn vốn – Tác giả Minh Đảm – Đ. T. Chánh;

- Trung tâm dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp sẽ gỡ khó cho người nông dân – Tác giả Kim Anh – Trọng Linh;

- Lũ ống tràn về trong đêm, huyện miền núi Kỳ Sơn choáng váng – Tác giả Việt Khánh – Công Điền;

- Nuôi biển – Cộng đồng phải thay đổi để thích ứng – Bài 2: Công nghệ lồng bè nuôi biển chưa thích ứng thiên tai – Tác giả Kim Sơ;

- Ngành chăn nuôi Nghệ An ứng phó tốt bệnh lở mồm long móng – Tác giả Anh Khôi;

- Rừng Bắc Kạn – “Thỏi nam châm” thu hút đầu tư – Tác giả Toán Nguyễn;

- Không có cầu, người dân dùng măng tre vượt sông – Tác giả Ngọc Tú;

- 16.500 ha dược liệu”đất mỏ” hướng đến xuất khẩu – Tác giả Nguyễn Thành – Việt Cường.

2. Báo Nông thôn Ngày nay đăng các tin, bài:

- Hấp dẫn Hội thi Canh tác lúa thông minh thích ứng biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL 2022 – Tác giả Ngọc Vân;

- Đàn gà đẻ trứng “vàng” ông Thuân thành tỷ phú – Tác giả Nguyễn Chương – Ngọc Hải;

- Tạo động lực thúc đẩy phong trào sản xuất kinh doanh giỏi – Tác giả Anh Thơ – Đức Thịnh;

- Hơn 6,4 triệu hộ vay vốn tín dụng chính sách qua ủy thác – Tác giả Thu Hà;

- Ý tưởng hợp tác về giá lúa gạo xuất khẩu: Có thể lợi cho cả nông dân, doanh nghiệp… - Tác giả Khánh Nguyên;

- Bình Dương phát triển hệ sinh thái mới  - Tác giả Nguyên Vỹ;

- Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật nuôi gà theo hướng an toàn sinh học ở Bắc Kạn: Mở hướng chăn nuôi lớn, bền vững – Tác giả Chiến Hoàng.