I- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG
(Kinh phí hỗ trợ từ nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia):
1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các bài:
- Khuyến nông “cõng” kỹ thuật lên vùng cao – Tác giả Phan Việt Toàn. Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị là đơn vị đi đầu trong việc chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho bà con. Một trong những cách làm ưu tiên là thực hiện mô hình trên nền tảng lựa chọn những cây, con giống bản địa. Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị đã thực hiện mô hình chăn nuôi gà thịt bản địa theo hướng an toàn sinh học trên đệm lót sinh học. Mô hình triển khai tại xã A Ngo, huyện Đakrông với quy mô 500 con, được nuôi ở 5 hộ. Đây là xã khu vực biên giới nên tham gia mô hình các hộ dân được hỗ trợ 100% kinh phí mua con giống mô hình nuôi gà thịt bản địa được xem là hướng đi tích cực trong phát triển kinh tế cho các hộ dân ở xã A Ngo. Ngoài mục đích nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình, mô hình nuôi gà thịt bản địa sẽ mở ra hướng đi mới, tạo sản phẩm đặc trưng riêng của địa phương.
- Hơn 2.000 ha lúa ngập mất trắng, dân nguy cơ thiếu đói – Tác giả Minh Quý. Là nguồn thu nhập chính, tuy nhiên vừa qua, hơn 2.100ha lúa nước ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk bị lũ gây ngập, mất trắng khiến nông dân đối mặt nguy cơ thiếu đói. Nằm ở vùng rốn lũ, năm nào bà con nông dân ở các xã Đắk Liêng, Buôn Tría, Buôn Triết cũng đối mặt với các đợt lũ, gây thiệt hại lớn về cây trồng, tài sản. Tuy nhiên, chưa năm nào thiệt hại lại lớn như vụ hè thu năm nay, bởi mưa lớn ập đến vào thời điểm lúa làm đòng, trỗ bông nên vùng nào bị ngập là gần như mất trắng hoàn toàn. Theo ông Nguyễn Viết Quang, Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lắk, trước thiệt hại lớn của người dân, Phòng Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ cho người dân bị ảnh đợt lũ vừa qua từ 1 - 2 triệu đồng tùy theo từng trường hợp.
* Bên cạnh đó còn có các tin sau:
- Thành lập thí điểm 5 nhóm truyền thông bảo tồn cộng đồng – Tác giả Trung Hiếu.
2. Tạp chí Kinh tế Nông thôn đăng các bài:
- Điểm sáng phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng bền vững – Tác giả Minh Cường. Là địa phương có nhiều điều kiện để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, Lâm Đồng đã và đang có những đột phá trong sản xuất thúc đẩy ngành nông nghiệp trở thành ngành kinh tế chủ lực. Lâm Đồng là một trong những địa phương đứng đầu cả nước về nông nghiệp thông minh 4.0. Để sản xuất nông nghiệp sạch theo hướng công nghệ cao, ngoài việc canh tác cây trồng ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến, hiện đại gắn với quá trình sản xuất theo các tiêu chuẩn chứng nhận, các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân Lâm Đồng luôn chú trọng các giải pháp để sản xuất nông nghiệp tuần hoàn cho nhiều mô hình hiệu quả kinh tế cao. Đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh có gần 200 ha diện tích áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp thông minh 4.0 với những giải pháp phù hợp để tăng năng suất và giá trị sản phẩm cây trồng, vật nuôi.
- Trồng dưa công nghệ cao xóa nỗi lo đầu ra – Tác giả Phạm Trang. Mô hình trồng rau, củ, quả sạch ứng dụng công nghệ cao của chị Đỗ Thị Thúy Hà - Giám đốc HTX Đầu tư phát triển sông Giá thuộc xã Kênh Giang, huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng. Ngay sau khi thuê gần 7.000m2 đất của chính quyền địa phương để tập trung sản xuất, chị Hà bắt tay vào cải tạo, lắp dựng 3.500m2 nhà lưới, xây dựng hạ tầng đường vòng quanh mô hình, gian hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm của HTX và các sản phẩm OCOP của địa phương, khu vực trải nghiệm cho khách tham quan... với tổng đầu tư hơn 6 tỷ đồng. Theo chị Hà, một vụ dưa thường kéo dài 65 -70 ngày, vụ dưa đầu tiên vừa trồng vừa học hỏi, vừa rút kinh nghiệm mà sản lượng vẫn đạt trên 10 tấn, nay đang sản xuất vụ thứ 2, sản lượng dự kiến cao hơn. Sản phẩm sản xuất ra đến đâu, hết đến đó.
- Nuôi gà bằng công nghệ sinh học: Truyền cảm hứng khởi nghiệp làm giàu – Tác giả Vân Trang. Nhận thấy lợi thế vùng gò đồi ở quê rộng lớn có khả năng phát triển chăn nuôi tập trung, ông Trịnh Đình Lộc ở thôn Hà Xá, xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị đã đầu tư mô hình nuôi gà bằng công nghệ sinh học, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, không chỉ làm giàu cho gia đình, ông Lộc còn tích cực chia sẻ, truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức chăn nuôi gà, truyền cảm hứng khởi nghiệp cho nhiều người khác. Đầu năm 2020, ông đầu tư gần 2 tỉ đồng để xây dựng trang trại chăn nuôi gà bằng công nghệ sinh học tại vùng đồi Cồn Trên. Lứa đầu tiên, ông thả nuôi 12.000 con gà giống và tuân thủ đúng quy trình chăn nuôi nên có lãi. Trên đà thành công, ông tiếp tục nuôi từ 3 - 4 lứa/năm với gần 50.000 con; thu nhập trên 150 triệu đồng/năm.
- Hướng đến sản xuất chanh dây bền vững – Tác giả Lê Nam. Nhiều năm gắn bó với cây chanh dây, anh Nguyễn Văn Xuân thôn 6, xã Ia Nhin, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai cho hay: Trước năm 2020, có thời điểm, giá chanh dây lên tới 30 - 40 ngàn đồng/kg, nhưng cũng có lúc giảm còn 1 - 2 ngàn đồng/kg. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, giá chanh xô luôn ổn định trên 10 ngàn đồng/kg, chanh loại 1 có giá trên 20 ngàn đồng/kg. Kinh phí đầu tư khoảng 200 - 300 triệu đồng/ha. Chanh dây dễ trồng, khoảng 5 tháng là cho thu hoạch, kéo dài 4 - 5 đợt. Gia đình hiện có 3 ha chanh dây, năng suất bình quân khoảng 45 - 50 tấn/ha, được HTX Sản xuất, thương mại, dịch vụ du lịch và nông nghiệp Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh bao tiêu sản phẩm. Với giá bán 12.000 đồng/kg, trừ chi phí, gia đình thu lãi khoảng 300 triệu đồng/ha, cao hơn nhiều so với các loại cây trồng khác.
* Bên cạnh đó còn có các tin sau:
- Giải pháp đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp – Tác giả Thanh Tâm;
- Đồng Tháp triển khai nhiều giải pháp phát triển nông nghiệp CNC – Tác giả Trang Huỳnh;
- Nuôi cá trong dèo lưới thu lãi “khủng” – Tác giả Huỳnh Lâm;
- Ứng dụng cộng nghệ 4.0 vào nuôi tôm – Tác giả Đại Dương;
- Giá baba tăng cao, hộ nuôi phấn khởi – Tác giả Hoàng Phương.
II. THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP
1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài
- Gạo Việt Nam được đưa vào thực đơn của Văn phòng nội các Nhật Bản – Tác giả Tùng Đinh;
- Siết chặt quy trình tiêm vacxin dịch tả lợn Châu Phi – Tác giả Tùng Đinh;
- Biến hải sản giá rẻ thành “tinh hoa” biển cả - Tác giả Nguyễn Thành – Việt Cường;
- Khơi thông tín dụng cho Hợp tác xã: 2. Giải pháp tỉnh thế trước khó khăn nguồn vốn – Tác giả Minh Đảm – Kim Anh;
- Xúc tiến đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn du lịch sinh thái, tiềm năng còn “say ngủ” ở Bắc Bình Định – Tác giả Vũ Đình Thung – Tuấn Anh;
- Nuôi biển – cộng đồng phải thay đổi để thích ứng: Bài 3: Nuôi biển thiếu bền vững vì hạ tầng cơ sở thiếu đồng bộ - Tác giả Kim Sơ – Đình Thung;
- Nông thôn mới – hành trình đồng kiến tạo – Tác giả Lê Minh Hoan;
- Ngăn chặn dịch bệnh thủy sản cần sự đồng hành của người dân – Tác giả Anh Khôi;
- Thái Lan, Việt Nam hợp tác tăng giá gạo – Tác giả Kim Long;
- Nỗi lo xăng dầu đè nặng ngư dân – Tác giả Trần Hạ Môn;
- Run rẩy dưới chân hồ đập thủy điện nơi tâm chấn động đất – Tác giả Tuấn Anh;
- Lão nông ứng dụng khoa học chống biến đổi khí hậu ngay tại vườn nhà – Tác giả Minh Đảm - Hữu Đức;
- Thiếu mạng lưới Logistics vùng là nút thắt trong phát triển bền vững ĐBSCL – Tác giả Linh Linh – Phạm Giang.
2. Tạp chí Kinh tế Nông thôn đăng các tin, bài:
- Cần nhân rộng mô hình Sơn La, Bắc Giang và Lào Cai – Tác giả Hiền Trang;
- Thủ tướng Chính phủ: Năm nhóm giải pháp để Bình Thuận phát triển xanh, nhanh, bền vững – Tác giả Hữu Thắng;
- Để “Công nghiệp không khói” ở nông thôn phát triển bền vững: Bài 2: Cách làm mới và điểm nghẽn - Tác giả Nguyễn Hoa;
- Phát huy vai trò của Hội làm vườn trong xây dựng nông thôn mới – Tác giả Ngọc Lan;
- Khát vọng về một Tuyên Quang giàu mạnh với đa tầng giá trị - Tác giả Hoàng Văn;
- Nâng giá trị cây trồng mũi nhọn theo hướng VietGAP – Tác giả Mộc Lan;
- Mô hình nuôi trùn quế lấy phân được nhà nông ưa chuộng – Tác giả Lê Thủy – Hòa Khang;
- Hành trình “không để người nghèo bị bỏ lại phía sau” – Tác giả Nhật Nam;
- Nghị quyết số 11-NQ/TW: Phát huy nội lực và liên kết chặt chẽ để phát triển vùng “phên dậu” – Tác giả Nguyễn Hoa;
- Sơn La xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu – Tác giả Hoàng Văn;
- Diện mạo ở Đông Anh – ATK của Hà Nội – Tác giả Ngọc Thủy;
- Huyện nghèo ở Tiên Lãng đổi thay nhờ xây dựng NTM – Tác giả Phan Trang;
- Phú Thọ: Đất nông nghiệp bị sử dụng sai mục đích – Tác giả Nhóm PV;
- Đất vườn tạp là gì, có thời hạn sử dụng bao nhiêu năm – Tác giả Khắc Niệm;
- Việt Nam – Đan Mạch hợp tác phát triển nông nghiệp theo hướng xanh và bền vững – Tác giả Chanh.