I- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG

          (Kinh phí hỗ trợ từ nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia):

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các bài:

- Đưa Mường Khương thành vùng chè trọng điểm của Lào Cai – Tác giả Hải Đăng – Phương Siu. Với sự tham gia tích cực của doanh nghiệp và người dân, diện tích trồng chè của huyện Mường Khương đang tăng nhanh, đến nay đạt 4.055 ha. Trong đó, diện tích chè kinh doanh 2.586ha, diện tích chè kiến thiết cơ bản 1.469 ha. Với giá bán dao động hiện nay từ 5.000 - 8.000 đồng/kg chè búp tươi (chè shan vùng thấp), từ 9.000 - 10.000 đồng/kg chè búp tươi (chè shan vùng cao), giá trị ước đạt trên 86 tỷ đồng/năm. Ngày 7/8/2022, tại xã Bản Sen, huyện Mường Khương, Ban Chỉ đạo phát triển nông nghiệp hàng hóa huyện Mường Khương đã tổ chức lễ phát động “Phong trào sản xuất chè” năm 2022. Sau lễ phát động, đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Lào Cai, huyện Mường Khương và bà con nhân dân đã tiến hành trồng và thu hoạch chè tại thôn Phẳng Tao, xã Bản Sen; tham quan nhà máy chế biến chè của Hợp tác xã Chè Mường Khương. Dịp này, huyện Mường Khương cũng chính thức ra mắt trang web sàn nông sản của huyện.

- Nhiều thách thức để nuôi biển… vươn khơi – Tác giả Kim Sơ. Trung tâm Khuyến nông Quốc gia vừa tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề  “Phát triển nuôi cá lồng bè trên biển bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu”, tại Khánh Hòa. Tại diễn đàn, ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, Việt Nam có nhiều tiềm năng và lợi thế với bờ biển dài trên 3.260 km và trên 1 triệu km2 vùng đặc quyền kinh tế biển, hơn 4.000 hòn đảo lớn nhỏ, nhiều eo vịnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nghề nuôi biển. Theo ông Lê Quốc Thanh, việc đưa công nghệ mới, giải pháp mới, cách nhìn mới trong nuôi biển cần phải có chiến lược, vì không chỉ phát triển cho ngư dân mà còn phát triển tổng hợp kinh tế - xã hội, đặc biệt là vấn đề môi trường biển. Hơn nữa, phát triển nuôi biển không chỉ là nhiệm vụ của riêng ngành thủy sản, của hệ thống khuyến nông, mà còn liên quan tới tất cả các cơ quan của Bộ Nông nghiệp và  PTNT và các địa phương.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Lào Cai chuyển đổi hơn 2.400 ha đất sản xuất kém hiệu quả - Tác giả Lưu Hòa.

2. Báo Nông thôn Ngày nay đăng các bài:

- Vùng Trung du, miền núi phía Bắc: Phát triển mối liên kết sản xuất cây ăn quả - Tuệ Linh. Sáng ngày 3/8/2022, tại thành phố Sơn La, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp chủ đề “Giải pháp phát triển mối liên kết bền vững vùng nguyên liệu cây ăn quả các tỉnh miền núi phía Bắc”. Ông Hoàng Văn Hồng – PGĐ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, tính đến hết năm 2021, tổng diện tích cây ăn quả vùng trung du miền núi phía Bắc đạt khoảng 266.700 ha, sản lượng quả đạt 1,978 triệu tấn. Đây là vùng cây ăn quả chủ lực, chiếm 59,9% diện tích cây ăn quả toàn miền Bắc và là vùng cây ăn quả lớn thứ hai cả nước về diện tích và sản lượng, chỉ đứng sau vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong giai đoạn 2015 - 2021, tỉnh Sơn La đã chuyển đổi được trên 60.000 ha cây trồng khác sang trồng cây ăn quả, chủ yếu là trồng xoài, nhãn, mận, chanh leo, mang lại giá trị kinh tế cao trên địa bàn 12 huyện, thành phố. Qua đó, nâng tổng diện tích cây ăn quả và cây sơn tra trên địa bàn tỉnh Sơn La đến hết tháng 6/2022 ước đạt 82.815 ha.

- Quả ngọt lê VH6 mang niềm vui về đất Hồ Thầu – Tác giả Bảo Anh. Sau 8 năm bén rễ trên đồng đất Hồ Thầu, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, cây lê đã cho thu hoạch với năng suất cao, mang lại thu nhập ổn định cho bà con đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây. Gia đình anh Tẩn A Dao ở bản Tả Chải, xã Hồ Thầu là trong những hộ dân thành công với mô hình trồng cây lê, giống VH6. Trước đây, trên diện tích đất đồi gia đình anh trồng ngô nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Đầu năm 2016, gia đình anh đã mạnh dạn đăng ký trồng thử nghiệm 45 cây lê với hi vọng cây lê sẽ  tạo thêm thu nhập cho gia đình. Sau 5 năm chăm sóc, đến năm 2020 một số diện tích lê của gia đình anh đã cho thu hoạch. Năm nay, gia đình ước thu hoạch gần 1 tấn quả, với giá bán dao động từ 15.000 - 25.000 đồng/kg, đã mang lại cho gia đình anh thu nhập gần 20 triệu đồng.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Ưu tiên tiêu thụ sản phẩm của vùng an toàn dịch bệnh – Tác giả Phương Thảo;

- Tập huấn nâng cao năng lực về sản xuất chuỗi giá trị - Tác giả Đỗ Thúy Ngần;

- Bến Tre: Hướng dẫn nuối, phóng thích ong ký sinh – Tác giả P.T;

- Đồng Nai: 62 HTX ứng dụng công nghệ cao – Tác giả Văn Đức;

- Hải Dương: Ameii Việt Nam thu mua 200 tấn nhãn xuất khẩu – Tác giả Anh Thư.

II. THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài

- Xây dựng nông thôn mới không thể “Mặc đồng phục” ở tất cả các địa phương – Tác giả Phạm Hiếu;

- Để “Lõi nghèo của cả nước” bớt nghèo – Tác giả Quỳnh Anh;

- Tri thức hóa nông dân: Để nông dân không phải “tự bơi” trong việc tìm tri thức mới – Tác giả Dương Đình Tường;

- Chủ trang trại luôn đi tiên phong ở huyện Thạch Thất – Tác giả Nguyễn thị Thắm;

- Ngành hàng trái cây và hai yếu tố “then chốt” – Tác giả Minh Đảm – Hữu Đức;

- Giá cá hồi sa pa cao kỷ lục – Tác giả Hải Đăng;

- Nuôi tôm công nghệ cao không hại môi trường – Tác giả Minh Đảm;

- Người dân khát bên công trình cấp nước hàng tỷ đồng bỏ hoang – Tác giả Lê Khánh;

- Tập trung khắc phục ngập úng, bảo vệ sản xuất nông nghiệp – Tác giả Trọng Linh;

- Tham vọng tỷ đô từ cây sâm Ngọc Linh – Tác giả Lê Khánh – Đình Thung.

2. Báo Nông thôn Ngày nay đăng các tin, bài:

- Hướng tới hội nghị biểu dương nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi toàn quốc lần thứ VI:

+ Thành tố quan trọng thúc đẩy liên kết – Tác giả Nguyễn Vỹ;

+ Phát huy hiệu quả công tác đào tạo cán bộ Hội Nông dân – Tác giả Nguyên Vỹ;

- Bà Rịa Vũng Tàu: Giới thiệu về nông nghiệp tuần hoàn – Tác giả Đình Hùng;

- Bình Định: Hỗ trợ nông dân viết dự án sản xuất theo chuỗi – Tác giả Đào Minh Trung;

- Hải Dương: Chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng trọt – Tác giả Bùi Hải Hưng;

- Cà Mau: Yêu cầu tăng quản lý phân bón, thuốc bảo vệ thực vật – Tác giả P.V;

- Hưng Yên: 60% số HTX nông nghiệp hoạt động khá, tốt – Tác giả P.V;

- Tìm tỷ đô trồng, chế biến sâm Ngọc linh – Tác giả Trương Hồng;

- Tạo điều kiện phát triển sản xuất ngành nghề nông thôn – Tác giả T.Đ;

- Phát triển làng nghề gắn với du lịch – Tác giả Trần Cửu Long;

- Vực dậy những làng nghề ở nông thôn – Tác giả Trần Đáng;

- Ceo Nguyễn Ngọc Bích – GĐ điều hành MeKong rustic: Cùng nông dân làm du lịch có trách nhiệm – Tác giả Hạnh Pink;

- Quế Hiệp về đích năm 2022 – Tác giả Trần Hậu – Hiếu Nhi;

- Phát triển kinh tế vườn, nâng chất NTM Phước Ninh – Tác giả Trần Hậu – Hiếu Nhi.