I- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG

          (Kinh phí hỗ trợ từ nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia):

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các bài:

- “Thủ phủ” ngành gỗ miền Trung – Tác giả Phan Việt Toàn. UBND tỉnh Quảng Trị đã có văn bản về việc triển khai thực hiện Đề án Thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022 - 2025. Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án này. Theo đó, Quảng Trị sẽ xây dựng vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng có chứng chỉ FSC trên địa bàn 5 huyện Hải Lăng, Triệu Phong, Cam Lộ, Gio Linh và Vĩnh Linh đến năm 2025 đạt tổng diện tích 5.000ha, tỷ lệ gỗ lớn bình quân ở khu vực rừng gỗ lớn khi khai thác tham gia liên kết có đường kính trên 15cm đạt 60%. Tổng diện tích vùng trồng cây nguyên liệu gỗ lớn được quy hoạch của tỉnh 13.000ha. Trong đó, vùng Hải Lăng, Cam Lộ và Triệu Phong 8.000ha, vùng Gio Linh và Vĩnh Linh 5.000ha.

- Cảnh giác đạo ôn gây hại lúa mùa – Tác giả Trung Quân. Cục Bảo vệ thực vật vừa kiểm tra, đánh giá tình hình sâu bệnh gây hại trên lúa vụ mùa 2022 tại tỉnh Hải Phòng và Hưng Yên. Theo Chi cục Trồng trọt và BVTV Hải Phòng, diện tích gieo cấy lúa vụ mùa 2022 của Thành phố hơn 28.700ha. Hiện các trà lúa chủ yếu đang giai đoạn phân hóa đòng, sinh trưởng phát triển khá tốt. Tại Hưng Yên, vụ mùa 2022 toàn tỉnh gieo cấy khoảng 26.200ha, diện tích lúa trỗ đến nay khoảng 11.700ha. Kết quả kiểm tra trên đồng ruộng cho thấy: Sâu cuốn lá nhỏ lứa 6, sâu non nở rộ từ ngày 1 - 7/9; mật độ sâu phổ biến 8 - 15 con/m2, cao 30 - 50 con/m2, cá biệt trên 300 con/m2. Diện tích nhiễm hơn 6.800ha, trong đó có 330ha nhiễm nặng, nông dân đã và đang tích cực phòng trừ được hơn 6.600ha. Mức độ gây hại cao hơn so với cùng kỳ vụ mùa 2021. Qua kiểm tra thực tế đồng ruộng, ông Nguyễn Quý Dương, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật lưu ý: Cũng như các địa phương khác ở vùng Đồng bằng sông Hồng, Hải Phòng, Hưng Yên không được chủ quan, lơ là, cần theo dõi sát diễn biến sâu bệnh hại để kịp thời chỉ đạo nông dân phun trừ hiệu quả.

- Tăng gần 8 triệu đồng/ha nhờ giống Dibarice 13/2 và OM 7347 – Tác giả Lê Khánh. Vụ hè thu năm 2022, Hội Nông dân huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Tập đoàn Điện Bàn tổ chức triển khai thực hiện mô hình thí điểm giống lúa DIBARICE 13/2 và OM 7347. Mô hình được thực hiện trên diện tích 0,5ha tại xã Tam Phước, Tam Lộc và Thị trấn Phú Thịnh, huyện Phú Ninh. anh Nguyễn Văn Lành, trú xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh cho biết: “Trong quá trình canh tác, tôi nhận thấy giống lúa này có rất nhiều ưu điểm, đặc biệt là không bị nhiễm các bệnh thường gặp ở địa phương như đạo ôn, rầy nâu. Bên cạnh đó, giống này cũng sử dụng ít phân bón, dễ chăm sóc. Thân và lá của DIBARICE 13/2 phát triển rất đều, cứng cây nên chống chịu được đổ ngã.

2. Báo Nông thôn Ngày nay đăng các bài:

- Cởi “vòng kim cô cho đất lúa ĐBCSL”: Bài 3: Nhiều tỉnh ủng hộ chuyển đổi đất lúa – Tác giả Huỳnh Xây. Khi phóng viên đặt vấn đề nên giữ hay giảm diện tích lúa ĐBSCL trong thời gian tới, ông Trần Thái Nghiêm - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT TP. Cần Thơ khẳng định, giảm diện tích lúa là mong muốn chung của người dân và ngành nông nghiệp các địa phương ĐBSCL. Chúng tôi đã mạnh dạn đề xuất với lãnh đạo Ủy ban Nhân dân Thành phố Cần Thơ cho giảm từ 20.000 - 22.000ha đất lúa. Theo ông Nguyễn Văn Liệt - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long, khu vực giảm diện tích lúa để chuyển sang cây trồng khác là nơi không đảm bảo về nguồn nước tưới hoặc những nơi thích hợp trồng cây trồng khác mang lại hiệu quả kinh tế bền vững hơn. Các loại cây trồng chuyển đổi từ đất lúa sang phải có nơi tiêu thụ và có lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Ông Lê Văn Đông - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Trà Vinh thông tin ở những vùng đất thường xuyên bị mặn xâm nhập ở tỉnh Trà Vinh, người dân đã chuyển sang nuôi thủy sản hoặc nuôi theo mô hình kết hợp tôm - lúa.

- Trồng nho hạ đen kết hợp làm du lịch ở Đan Phượng – Tác giả Hà Anh. Sau hơn 3 năm trồng thử nghiệm, cây nho hạ đen cho thấy tiềm năng lớn, được nhiều nông hộ tại huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội phát triển. ông Nguyễn Văn Nội, xã Phương Đình hiện đang sở hữu diện tích trồng nho hạ đen lên đến 1 mẫu. Mỗi năm, nho hạ đen cho 2 vụ quả. Với mức giá bình quân khoảng 130.000 đồng/kg, mỗi sào canh tác gia đình ông Nội thu lợi nhuận khoảng 50 triệu đồng. Hiện nay, hầu hết diện tích nho hạ đen được các nông hộ trên địa bàn huyện Đan Phượng canh tác theo hướng VietGAP. Đáng chú ý, sản phẩm của gia đình ông Nguyễn Văn Nội đã được Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận, cấp 3 sao trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Nuôi ghép tôm, cua, cá vùng sinh thái ngập mặn – Tác giả B.T;

- Lưu ý về bao trái xoài để đạt hiệu quả cao – Tác giả Thành Lân;

- Phú Yên: Thêm 4 sản phẩm được gắn sao OCOP – Tác giả P.T;

- Ninh Thuận: Hành tím được mùa, bán được giá cao – Tác giả Nguyễn Thành;

- Hải Dương: 421 ha sản xuất theo hướng hữu cơ – tác giả V.Đ.

II. THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài

- Tăng dần tỷ trọng thịt gia cầm lên 35% - Tác giả Bảo Thắng;

- Chi phí Logistics cho xuất khẩu nông sản chiếm 20 – 25% - Tác giả Minh Phúc;

- Xây dựng Trung tâm Logistics gắn vùng nguyên liệu – Tác giả Thu Hương;

- Giàu lên từ cây sắn nhờ câu lạc bộ trăm triệu – Tác giả Võ Dũng;

- Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP – Tác giả Tâm Phùng;

- Khơi thông tín dụng cho Hợp tác xã: 3. Công ty cổ phần – Giải pháp tiếp cận vốn cho Hợp tác xã – Tác giả Minh Đảm – Lê Hoàng Vũ;

- Quảng Ninh: Hiểm họa rình rập trong mùa mưa bão ở vùng đất mỏ - Tác giả Nguyễn Thành – Cường Vũ;

- Nuôi biển – cộng đồng phải thay đổi để thích ứng: Bài 4: Đau đầu bệnh nguy hiểm trên tôm hùm – Tác giả Kim Sơ – Đình Thung;

- Hậu Giang duy trì đàn heo trên 250.000 con – Tác giả Đ.T. Chánh – Vân Vũ;

- Sau 2 năm gián đoạn, AgroViet 2022 trở lại, quy tụ hơn 100 doanh nghiệp – Tác giả Trung Quân;

- Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tháng 8 tăng mạnh – Tác giả LB;

- 260.000 người dân vùng hạn, mặn hưởng lợi từ “túi nước ngọt” – Tác giả Kim Anh;

- Phát triển nông nghiệp ĐBSCL: Nước mặn – lợ - ngọt đều là tài nguyên khai thác hiệu quả - Tác giả Linh Linh – Phạm Giang.

2. Báo Nông thôn Ngày nay đăng các tin, bài:

- Nông dân các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc: Sôi nổi “đọ sức” tại Hội thi Nhà nông đua tài toàn quốc – Tác giả Trần Đình Thế;

- Biểu dương 300 nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi toàn quốc – Tác giả Đức Thịnh;

- Trao đổi, chia sẻ về xây dựng người nông dân chuyên nghiệp – Tác giả Trần Quang;

- Rời “kinh đô ánh sáng” về quê làm nông nghiệp số - Tác giả Quang Sung;

- Gạo Việt đang đi đúng đường! – Tác giả Khánh Nguyên;

- Đề nghị ưu đãi, hỗ trợ về đất đai để phát triển kinh tế trang trại – Tác giả P.V;

- Cựu chiến binh hăng say làm nông thôn mới – Tác giả Trần Đáng;

- Mỗi xã NTM có ít nhất một khu dân cư sạch, đẹp – Tác giả T.Đ;

- Các huyện NTM “tăng tốc” làm du lịch – Tác giả Hồng Phúc;

- Ứng dụng chế phẩm sinh học nuôi cá trắm đen an toàn sinh học tại Thanh Hóa” “Đòn bẩy” giúp sản xuất quy củ, hiệu quả - Tác giả Vũ Thượng;

- Một đời đắm đuối giữ vị ngọt xoài cát Cần Giờ - Tác giả Trần Đáng.