Dự và chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Trường, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Bộ Nông nghiệp và PTNT, tham dự Hội nghị có đồng chí Phạm Văn Đương, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Đảng ủy Bộ, các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ; các đồng chí Bí thư, Phó Bí thư, Chi ủy viên, cán bộ giúp việc cấp ủy các cấp thuộc các đảng bộ Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Đảng bộ Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp, Đảng bộ Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đảng bộ Viện Điều tra, Quy hoạch rừng và Đảng Bộ Ban Đầu tư xây dựng Thủy lợi 1 và các chi bộ đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Đảng bộ Cục Thủy sản và Đảng bộ Cục Thủy lợi.

leftcenterrightdel
Đồng chí Nguyễn Văn Trường, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Bộ phát biểu khai mạc Hội nghị và phổ biến, quán triệt Chỉ thị số 35-CT/TWngày 14/6/2024 của Bộ Chính trị và Kế hoạch sô 106-KH/ĐU ngày 24/10/2024 của Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ 

Nhằm nâng cao chất lượng cấp ủy các cấp, nâng cao chất lượng công tác tổ chức đại hội nhiệm kỳ 2025 – 2030, tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Trường, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Bộ đã trực tiếp phổ biến, quán triệt Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 14/6/2024 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và Kế hoạch số 106-KH/ĐU ngày 24/10/2024 của Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ về tổ chức đại hội chi bộ, đảng bộ thuộc Đảng bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhiệm kỳ 2025 – 2030, tiến tới đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

 

Đồng chí Phó Bí thư thường trực nhấn mạnh các đảng ủy, chi bộ trực thuộc cần:

 

Một là, công tác chuẩn bị, tổ chức đại hội đảng các cấp, nhiệm kỳ 2025 - 2030 phải được Đảng ủy Cục và các chi bộ trực thuộc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện theo đúng quy định và nguyên tắc của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ; thực hiện phương châm đổi mới, sáng tạo và phát triển trên cơ sở kế thừa, ổn định; bảo đảm tổ chức đại hội an toàn, tiết kiệm, thiết thực, hiệu quả, không phô trương hình thức.

 

Hai là, nâng cao chất lượng văn kiện đại hội đảng bộ các cấp. Báo cáo chính trị phải đánh giá trung thực, khách quan, toàn diện tình hình và kết quả thực hiện nghị quyết đại hội nhiệm kỳ 2020-2025, nhất là các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, chỉ rõ ưu, khuyết điểm, hạn chế, nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm và xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp sát với tình hình thực tế và có tính khoa học, khả thi cao. Báo cáo kiểm điểm cấp ủy nhiệm kỳ 2020-2025 phải đánh giá toàn diện, khách quan, trung thực, nêu cao tinh thần phê bình và tự phê bình, có tính chiến đấu cao.

 

Ba là, công tác nhân sự phải thực hiện nghiêm, đúng nguyên tắc, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các hướng dẫn của Trung ương về công tác cán bộ; phải đảm bảo sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, bảo đảm sự kế thừa, đổi mới và phát triển liên tục của đội ngũ cán bộ; đề cao, coi trọng chất lượng, có số lượng và cơ cấu hợp lý; không bỏ “sót” những người thực sự có đức, có tài, tiêu biểu về bản lĩnh chính trị, trí tuệ, phẩm chất, đạo đức, lối sống, năng lực, uy tín. Kiên quyết không để “lọt” vào cấp ủy khóa mới những người: bản lĩnh chính trị không vững vàng, không kiên định đường lối, quan điểm của Đảng; phẩm chất, đạo đức, năng lực, uy tín giảm sút, ý thức tổ chức kỷ luật kém, mất đoàn kết; có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; kê khai thu nhập không trung thực; vi phạm trách nhiệm nêu gương của bản thân và gia đình.

 

Bốn là, đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên phải là những đồng chí có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định lý tưởng cách mạng, tiêu biểu về phẩm chất đạo đức, lối sống và năng lực công tác, đại diện cho trí tuệ của chi bộ, đảng bộ để tham gia, đóng góp vào các nội dung của đại hội.

 

Năm là, trong quá trình chuẩn bị và tiến hành đại hội phải coi trọng lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị; tập trung giải quyết, xử lý kịp thời, có hiệu quả những vấn đề tồn đọng kéo dài; phải chủ động phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả mọi âm mưu, thủ đoạn, hành động chống phá của các thế lực thù địch.

leftcenterrightdel
 Đ/c Phạm Văn Đương, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Đảng ủy Bộ hướng dẫn công tác nhân sự cấp ủy, nhiệm kỳ 2025 – 2030 và phổ biến một số điểm mới của Quy Chế bầu cử trong Đảng.

Cũng trong Chương trình, Hội nghị đã được nghe đồng chí Phạm Văn Đương, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn công tác nhân sự cấp ủy nhiệm kỳ 2025 – 2030 và phổ biến một số nội dung Quy chế bầu cử trong Đảng (Theo Quyết định số 190-QĐ/TW ngày 10/10/2024 về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng), cụ thể một số điểm mới là:

Về đối tượng áp dụng: Quy chế này quy định đối tượng áp dụng đối với việc bầu cử tại đại hội chi bộ, đại hội đảng bộ các cấp, bầu cử ở hội nghị ban chấp hành, hội nghị ủy ban kiểm tra.

Về nhiệm vụ của cấp ủy triệu tập tại đại hội: Chuẩn bị đề án nhân sự đại biểu dự đại hội cấp trên; đề án nhân sự cấp ủy, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra và các điều kiện để tổ chức hội nghị ban chấp hành lần thứ nhất bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra cấp mình theo quy định, đồng thời, bổ sung thêm nhiệm vụ: Chuẩn bị số lượng, danh sách và nhân sự đoàn chủ tịch, chủ tịch đại hội, đoàn thư ký, thư ký đại hội, ban thẩm tra tư cách đại biểu để trình đại hội xem xét, biểu quyết thông qua.

 

Về nhiệm vụ của Đoàn chủ tịch, chủ tịch đại hội được bổ sung thêm: Bảo đảm sự lãnh đạo của cấp ủy cấp trên trực tiếp và chỉ đạo thực hiện đúng đề án nhân sự ban thường vụ cấp ủy, bí thư, phó bí thư cấp ủy đã được cấp có thẩm quyền thông qua cho đến khi bầu được ban thường vụ, bí thư, phó bí thư cấp ủy khóa mới.

 

Về nhiệm vụ của Trưởng Ban Kiểm phiếu được bổ sung thêm: Điều hành hoạt động của ban kiểm phiếu, phân công nhiệm vụ cho các thành viên, chịu trách nhiệm trước đoàn chủ tịch về hoạt động của ban kiểm phiếu.

 

Về thành phần hồ sơ ứng cử, ngoài thành phần cũ theo Quyết định 244-QĐ/TW thì Quy định mới yêu cầu bổ sung 2 loại tài liệu là: (1) Kết luận tiêu chuẩn chính trị của cấp ủy có thẩm quyền theo quy định; (2) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị (có xác nhận của cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ hoặc của cấp có thẩm quyền).

 

Quy chế 190 bổ sung thêm trách nhiệm của người đề cử nhân sự tham gia cấp ủy khi thực hiện thủ tục đề cử, cụ thể: Người đề cử nhân sự tham gia cấp ủy phải chịu trách nhiệm trước đại hội về tiêu chuẩn, điều kiện tham gia cấp ủy của người mà mình đề cử. Sau đại hội, nếu xác minh người được đề cử không đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định thì tùy theo mức độ vi phạm, người đề cử sẽ bị xem xét xử lý theo quy định của Đảng.

 

Về số dư và danh sách bầu cử: Trường hợp cần bầu lấy số lượng từ 1 đến 6 người, danh sách bầu cử có số dư tối đa 1 người.

 

Về việc thảo luận, biểu quyết lập danh sách đối với đại hội:

 

- Người ứng cử, người được đề cử mà không được cấp uỷ triệu tập đại hội đề cử phải bảo đảm tiêu chuần, điều kiện theo quy định và phải được từ trên 30% tổng số đại biểu (đảng viên) dự đại hội đồng ý giới thiệu mới được đưa vào danh sách để đại hội xem xét, quyết định.

 

- Trường họp danh sách gồm nhân sự do cấp uỷ triệu tập đại hội đề cử, do đại biểu đại hội đề cử và người ứng cử chưa đủ số dư 30% so với số lượng cần bầu thì đại hội quyết định.

 

- Trường hợp danh sách gồm nhân sự do cấp uỷ triệu tập đề cử, do đại biểu đại hội đề cử và người ứng cử nhiều hơn 30% so với số lượng cần bầu thì xin ý kiến đại hội về những người được đại biểu đại hội đề cử và người ứng cử. Căn cứ kết quả xin ý kiến, lựa chọn theo số phiếu đồng ý từ cao đến thấp để lập danh sách bầu cử có số dư tối đa không quá 30% so với số lượng cần bầu.

 

Về Phiếu bầu cử được bổ sung thêm 1 trường hợp phiếu không hợp lệ, là phiếu đánh dấu X vào cả ô đồng ý và ô không đồng ý của tất cả những người trong danh sách bầu cử có nhiều người.

 

Về kiểm phiếu và công bố kết quả bầu cử bí thư, phó bí thư cấp ủy được quy định lại như sau: Sau khi được bầu, bí thư điều hành ngay công việc của cấp uỷ khoá mới, được ký văn bản với chức danh bí thư; bí thư khoá trước bàn giao công việc cho bí thư mới trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi có bí thư mới. Trường hợp chưa bầu được chức danh bí thư thì cấp ủy khoá mới thống nhất phân công một đồng chí phó bí thư ký các văn bản với chức danh phó bí thư. Đồng chí phó bí thư đảng uỷ quân sự cấp tỉnh, cấp huyện được ký các văn bản với chức danh phó bí thư ngay sau khi được bầu.

 

Về cách tính kết quả bầu cử trong trường hợp số người đạt số phiếu bầu quá một nửa nhiều hơn số lượng cần bầu, cụ thể: Những người trúng cử là những người có số phiếu cao hơn lấy từ trên xuống cho đến khi đủ sổ lượng cần bầu. Nếu cuối danh sách trúng cử có nhiều người bằng phiếu nhau và nhiều hơn số lượng cần bầu, thì chủ tịch hoặc đoàn chủ tịch đại hội lập danh sách những người ngang phiếu nhau đó để đại hội bầu lại và lấy người có số phiếu cao hơn, không cần phải quá một nửa. Trường hợp bầu lại mà số phiếu vẫn bằng nhau, có bầu tiếp hay không do đại hội quyết định./.

Lê Thành Công

Văn phòng Đảng ủy Bộ Nông nghiệp &PTNT