leftcenterrightdel
Lớp tập huấn tại hội trường 

Học viên là 30 nông ngư dân và cộng tác viên khuyến nông đến từ các các xã thuộc huyện Ba Bể, huyện Na Rì, thành phố Bắc Kạn - nơi có sông và hồ chứa phù hợp nuôi cá lồng.

Giảng viên đã truyền tải kiến thức cho học viên về một số nội dung: tổng quan tình hình nghiên cứu ứng dụng nuôi cá diêu hồng ở nước ta; giới thiệu về nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP; quy hoạch vùng nuôi thủy sản ATVS thực phẩm - những vấn đề trọng tâm để phát triển thủy sản bền vững; những vấn đề cấp thiết về vệ sinh an toàn thực phẩm và ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP; vai trò của con giống, thức ăn, quản lý môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản; quy trình nuôi thương phẩm cá diêu hồng trong lồng theo tiêu chuẩn VietGAP; một số bệnh thường gặp, biện pháp phòng và trị bệnh hiệu quả trong nuôi cá diêu hồng; cách hạch toán kinh tế cho 1 mô hình nuôi; ghi chép sổ sách nhật ký...

Bên cạnh học lý thuyết, học viên được đi tham quan, học tập thực tế mô hình nuôi cá diêu hồng trên sông/hồ đạt chứng nhận VietGAP tại hộ ông Đinh Văn Vị ở thôn Phiêng Toản, xã Thượng Giáo, huyện Ba Bể. Học viên đã thực hành nhận biết, đánh giá chất lượng môi trường nước, và được trao đổi trực tiếp với chủ hộ về những kinh nghiệm thực tế trong sản xuất nuôi cá diêu hồng theo tiêu chuẩn VietGAP cũng như hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc quản lý, vệ sinh lồng bè, phòng trị bệnh cách ghi chép sổ sách nhật ký...

Qua lớp tập huấn giúp học viên nắm bắt, bổ sung kiến thức mới và nâng cao trình độ kỹ thuật nuôi cá diêu hồng trong lồng theo tiêu chuẩn VietGAP. Đây cũng là dịp để các học viên cùng nhau trao đổi thảo luận, bổ trợ kiến thức về nuôi trồng thuỷ sản theo tiêu chuẩn VietGAP nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao, khai thác tốt tiềm năng diện tích mặt nước sông, hồ trên địa bàn tỉnh phát triển nuôi thủy sản bền vững./.

leftcenterrightdel
 Học viên thực hành tại mô hình cá diêu hồng trên sông/hồ đạt chứng nhận VietGAP

Nguyễn Liễu

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Kạn