60 học viên là các hộ nông dân có diện tích nuôi rươi, sản xuất lúa của các xã Vĩnh Lập - huyện Thanh Hà và xã An Thanh, xã Chí Minh, xã Quang Trung - huyện Tứ Kỳ đã tham dự lớp học.

Tại lớp tập huấn, các học viên đã được chủ nhiệm dự án, các giảng viên giới thiệu tổng quan về dự án, kết quả ban đầu và những tác động tích cực mà dự án đã mang lại; những đăc điểm sinh học, tập tính sống, sinh sản, vòng đời của rươi, chăm sóc quản lý rươi, điều tiết nước, biện pháp xử lý môi trường nước, kỹ thuật cấy lúa hữu cơ,… Ngoài ra các học viên còn được đi thăm quan các mô hình do dự án triển khai tại xã An Thanh, huyện Tứ Kỳ.

Sau khi tham gia lớp tập huấn các học viên đã nắm vững kỹ thuật nuôi rươi kết hợp với sản xuất lúa hữu cơ; lợi ích của cấy lúa đối với đầm/ruộng nuôi rươi như: để tạo môi trường cho rươi phát triển và giảm nhiệt độ nước trong những ngày thời tiết nắng nóng, tăng giá trị kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích. Đồng thời, các học viên cũng thấy được ảnh hưởng của môi trường nước, đất, chế độ thủy triều đến đời sống của rươi. Từ đó, khi áp dụng vào thực tiễn sản xuất tại hộ gia đình người nông dân có những tác động thuận lợi cho quá trình sinh trưởng phát triển của rươi, lúa. Trong quá trình điều tiết nước cho đầm, ruộng nuôi rươi sản xuất lúa cần đặc biệt chú ý độ mặn nước cấp cho đầm, ruộng rươi luôn phải dưới 5‰. Không sử dụng bất cứ loại thuốc hay hóa chất nào trong đầm rươi, không lấy nước bị ô nhiễm vào đầm, ruộng rươi.

leftcenterrightdel
Toàn 
 Toàn cảnh lớp tập huấn

Tăng Quyết Thắng

Trung tâm Khuyến nông Hải Dương