Tham gia đoàn có các cán bộ Trung tâm Khuyến nông Hải Dương, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố, cộng tác viên khuyến nông và nông dân tham dự: Nam Sách, Gia Lộc, Kim Thành, Tứ Kỳ, Thanh Miện, Cẩm Giàng, Ninh Giang, thị xã Kinh Môn và thành phố Chí Linh.

Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, đoàn đã làm việc với Tập Đoàn Quế Lâm miền Trung và tham quan các mô hình nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao và mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp…

Đến tham quan mô hình chăn nuôi của ông Nguyễn Văn Lịch, huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế. Hiện tại gia đình ông đang liên kết với Tập đoàn Quế Lâm thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn quy mô 20 lợn nái và 300 lợn thịt. Chất thải từ chăn nuôi được xử lý thành phân bón hữu cơ vi sinh chất lượng cao để bón cho 3 ha thanh trà và bưởi da xanh, mỗi năm lãi ròng hơn 400 triệu đồng.

leftcenterrightdel

Mô hình chăn nuôi lợn tuần hoàn của hộ ông Nguyễn Văn Lịch 

leftcenterrightdel

Mô hình nuôi bò vàng hữu cơ của Tập đoàn Quế Lâm 

Đoàn đến tham quan Tổ hợp NNHC-KTTH sinh thái 4F, Tổ hợp chăn nuôi ATSH 4F” tại xã Phong Thu (Phong Điền) trên diện tích 15ha với tổng vốn đầu tư 700 tỷ đồng. Tổ hợp gồm các hạng mục đầu tư nhà máy sản xuất các chế phẩm sinh học với chức năng sản xuất men vi sinh, chế phẩm sinh học theo công nghệ tiên tiến hàng đầu của Nhật Bản với công suất 50 nghìn tấn/năm nhằm phục vụ chăn nuôi, trồng trọt hữu cơ, sinh học, tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp. Xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi hữu cơ (không hóa chất) với công suất thiết kế 100 nghìn tấn/năm, phục vụ chuỗi chăn nuôi ATSH do chính nông dân chủ động sản xuất, cung cấp nguyên liệu đầu vào.

Đoàn thăm mô hình trồng rau liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tại HTX Quảng Thọ 2, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. HTX có 116 ha trồng lúa và 130,4 ha canh tác rau màu các loại, trong đó 50 ha trồng rau má theo tiêu chuẩn VietGAP, 1,5 ha trồng theo quy trình hữu cơ. HTX đã xây dựng thương hiệu “Rau má Quảng Thọ”, đẩy mạnh liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ rau má. Doanh thu bình quân HTX đạt 4,2 đến 4,5 tỷ đồng/năm. Ngoài ra, HTX còn liên kết sản xuất và tiêu thụ thóc hàng hóa, thóc giống…

Tại thành phố Đà Nẵng, đoàn đến tham quan một số mô hình nông nghiệp tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao, … Điển hình như mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ kết hợp du lịch trải nghiệm tại Trang trại Afarm. Đây là nơi sản xuất các sản phẩm rau, củ, quả theo hướng hữu cơ và các thực phẩm trong chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP)…; đồng thời cung cấp các dịch vụ trải nghiệm, vui chơi và các dịch vụ khác.

Đoàn thăm quan học tập mô hình sản xuất rau an toàn tại HTX Túy Loan tại xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, Tp Đà Nẵng. Ông Bùi Dũng, Giám đốc HTX rau Túy Loan cho hay, trong 10 năm ra đời, từ 22 thành viên ban đầu với diện tích 4 ha, đến nay đã kết nạp được 40 thành viên sản xuất với diện tích 8 ha. HTX đã tiến hành cho thành viên sản xuất rau theo hướng hữu cơ, VietGAP, PGS rau quả các loại bình quân đạt 250 tấn/năm nhằm đáp ứng nhu cầu cho khách hàng đã ký kết.

Hiện nay, HTX rau Túy Loan phân phối ra hơn 20 cửa hàng, siêu thị trên toàn địa bàn TP. Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, trong đó có các đối tác lớn là tập đoàn, trường học như: Winmart, Bà Nà Hills, Siêu thị dệt may Hòa Thọ, trường Sky-line. Bên cạnh hoạt động cung ứng dịch vụ đầu vào và đầu ra cho thành viên HTX, HTX đã đề xuất UBND huyện hỗ trợ xây dựng khu tiếp đón khách tại vùng rau, tổ chức sản xuất theo hướng hữu cơ, kết hợp sinh thái tại vùng rau, trồng cây xanh tạo bóng mát, những loại cây ăn quả địa phương, mỗi năm tiếp đón khoảng 6.000 học sinh tham quan trải nghiệm trồng rau tại HTX.

leftcenterrightdel
Mô hình trồng rau, củ, quả theo hướng hữu cơ tại Trang trại Afarm

Với những gì mắt thấy tai nghe, đoàn đã học tập được nhiều kinh nghiệm trong các khâu tổ chức, triển khai thực hiện và tìm giải pháp cho những khó khăn đặc thù của địa phường. Đồng thời tìm hiểu kỹ hơn về các mô hình nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, tuần hoàn, hữu cơ, du lịch sinh thái, và mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, liên kết chuỗi gắn với tiêu thụ sản phẩm ... ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật thông minh, hiện đại.

Từ kết quả học tập của chuyến khảo sát đã giúp các thành viên trong đoàn có thêm kiến thức để tham mưu, đề xuất, xây dựng kế hoạch, chương trình phù hợp cũng như nâng cao trình độ, chuyên môn của mình góp phần hoàn thành tốt các nhiệm vụ khuyến nông trong thời gian tới.

Nguyễn Lan

Trung tâm Khuyến nông Hải Dương