Tại tỉnh Đăk Lăk, đoàn đã làm việc với Trung tâm Khuyến nông - Giống cây trồng, vật nuôi và Thủy sản và tham quan các mô hình khuyến nông về nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái, mô hình nông nghiệp sản xuất hữu cơ, theo chuỗi giá trị, theo VietGAP… phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và nhu cầu sản xuất tại địa phương.

Đến mô hình thâm canh cây mít theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Ea Wer, huyện Buôn Đôn, thuộc dự án “Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả theo VietGAP phục vụ phát triển vùng nguyên liệu gắn với liên kết tiêu thụ tại một số tỉnh Tây Nguyên”, đoàn được ông Trần Anh Tuấn – chủ mô hình trực tiếp chia sẻ về hiệu quả của việc áp dụng kỹ thuật canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP không chỉ tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế mà còn sản xuất sản phẩm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, giảm tác động tới môi trường hướng tới sản xuất nông nghiệp bền vững.

Qua chia sẻ, các đại biểu rút ra được kinh nghiệm rằng việc chọn đối tượng cây trồng phù hợp với điều kiện đdịa phương là yếu tố quyết định của sự thành công. Từ mô hình, ông Tuấn đã vận động các hộ xung quanh trồng cây mít và thành lập Tổ hợp tác trồng cây ăn quả xã Ea Wer để tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Sau 2 năm thực hiện mô hình so với sản xuất truyền thống: Năng suất mô hình cao hơn 12% và đạt trên 40 tấn/ha; hiệu quả kinh tế mô hình cao hơn 35% và lợi nhuận sau khi trừ chi phí trên 200.000.000 đồng/ha. Mô hình được cấp tem truy xuất nguồn gốc, liên kết ký hợp đồng với đơn vị thu mua mít trên địa bàn tỉnh, từ đó tạo niềm tin trong liên kết tiêu thụ sản phẩm giữa người dân và doanh nghiệp. Thông qua mô hình, các hộ đã tiếp cận và thực hiện chăm sóc mô hình đúng quy trình kỹ thuật theo tiêu chuẩn VietGAP, tạo sản phẩm an toàn và thân thiện với môi trường.

Tại Lâm Đồng, đoàn đến tham quan một số mô hình nông nghiệp tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao, … Điển hình như mô hình tuần hoàn khép kín tại Trang trại Thiên Sinh ở thôn Ka Đơn, xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương ứng dụng công nghệ cao trong chăm sóc cây trồng, vật nuôi với quy mô 15 ha. Trong đó có 12 ha rau sản xuất hữu cơ theo tiêu chuẩn Việt Nam.  Mỗi nhà kính có diện tích 1.000m2 lắp đặt đồng bộ các thiết bị thông minh tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa đấu nối đến từng luống. Với phương pháp sản xuất rau, củ, quả hữu cơ trong nhà kính và ngoài trời của Thiên Sinh đã luân canh và đa canh các loại cây trồng thường xuyên. Đồng thời, trang trại cũng xây dựng mô hình chăn nuôi 40 con bò thịt hữu cơ, mỗi năm xuất bán 15 con, mang lại nguồn thu nhập 12 tỷ đồng/năm, lợi nhuận đạt 3 tỷ đồng/năm. Riêng lớp đệm lót sinh học từ phân bò, cứ 2 tháng thu hoạch một mẻ khoảng 60m3 chuyển ra khu vực ủ hoai mục, sau đó sử dụng bón cho tất cả các loại cây trồng. Khi thu hoạch, sơ chế, những phụ phẩm rau, củ, quả ở đây cũng sử dụng làm thức ăn cho bò… tạo thành quy trình chăn nuôi, trồng trọt tuần hoàn khép kín của trang trại.

Việt Farm là một trong những nông trường tiên phong tại Lâm Đồng áp dụng công nghệ hiện đại và tiêu chuẩn chất lượng cao vào quá trình sản xuất, chế biến, đảm bảo nguồn thực phẩm sạch, an toàn cho mọi nhà, đặc biệt là cho thế hệ tương lai.

Thăm Việt Farm, đoàn được cán bộ trang trại giới thiệu về các giai đoạn trong quá trình canh tác tại nông trại đều được ghi nhận chi tiết trong hệ thống nhật ký sản xuất. Hệ thống camera 24/24 cho phép theo dõi và giám sát mọi hoạt động tại nông trại. Hệ thống truy xuất nguồn gốc và kiểm soát chất lượng QR code hiện đại được gắn trên mọi sản phẩm của Việt Farm. Người tiêu dùng có thể tra cứu được những thông tin từ cơ bản như tên sản phẩm, thời gian đóng gói, thời hạn sử dụng… đến chi tiết hơn như nông trại canh tác và tiêu chuẩn chất lượng áp dụng cho sản phẩm đó. Đây là một trong những hoạt động của Việt Farm nhằm đem đến cho người tiêu dùng sự an tâm cho bữa ăn hàng ngày của gia đình.

Tại Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau và Hoa, đoàn được tham quan mô hình chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn. Đối tượng sản xuất là các loại cây trồng như dâu tây, cà chua, ớt, các sản phẩm được đăng ký thương hiệu, cấp chứng nhận an toàn thực phẩm cho các sản phẩm. Đây là mô hình có ý nghĩa tạo dựng hệ sinh thái, cần lan tỏa không chỉ khu vực Lâm Đồng mà phát triển, xây dựng ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước.

Qua trao đổi đoàn đã học tập được nhiều kinh nghiệm trong các khâu tổ chức, triển khai thực hiện và tìm giải pháp cho những khó khăn đặc thù của địa phương. Với những gì mắt thấy tai nghe, đoàn đã học tập được nhiều kinh nghiệm trong các khâu tổ chức, triển khai thực hiện và tìm giải pháp cho những khó khăn đặc thù của địa phương. Đồng thời tìm hiểu kỹ hơn về các mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, tuần hoàn, hữu cơ, du lịch sinh thái, liên kết chuỗi gắn với tiêu thụ sản phẩm ... ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật thông minh, hiện đại. Kết quả này sẽ làm cơ sở tham mưu, đề xuất, xây dựng kế hoạch, chương trình phù hợp với các địa phương.

Một số hình ảnh về chuyến tham quan của đoàn:

leftcenterrightdel
 Mô hình chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn
leftcenterrightdel
Mô hình sản xuất dưa chuột công nghệ cao tại Việt Farm 
leftcenterrightdel
Mô hình thâm canh mít theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Buôn Đôn, Đăk Lăk
leftcenterrightdel
Đoàn nghe giới thiệu về các sản phẩm canh tác ứng dụng công nghệ cao 
leftcenterrightdel

 Mô hình sản xuất cà chua ứng dụng công nghệ cao tại Việt Farm

leftcenterrightdel
Ứng dụng công nghệ thông minh để điều khiển tự động trong quá trình chăm sóc vườn cây 

BBT