Để đánh dấu năm thứ ba hoạt động của Dự án JICA “Tăng cường chuỗi giá trị cây trồng an toàn tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam”, cuộc họp PPMU đã được tổ chức để đánh giá tiến độ các hoạt động của Ban quản lý dự án cấp  tỉnh (PPMU) đối với các HTX mục tiêu thuộc giai đoạn 1 và giai đoạn 2, thống nhất và thảo luận các phương pháp tiến hành giám sát định kỳ và kế hoạch cho các hoạt động sắp tới.

Tại cuộc họp PPMU được tổ chức tại từng tỉnh/thành phố mục tiêu là Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Bắc Ninh, Hải Dương và Sơn La, các PPMU đã báo cáo về tiến độ tập huấn cho các hợp tác xã nông nghiệp mục tiêu, lập kế hoạch canh tác theo kết quả khảo sát thị trường và ứng dụng kỹ thuật canh tác phù hợp. Đại biểu tham dự cũng đã thảo luận về cơ cấu khuyến nông ở cấp tỉnh, huyện và xã cũng như kế hoạch ngân sách để tiếp tục thực hiện và phổ biến các hoạt động của Dự án.

Mặc dù còn nhiều hạn chế và khó khăn về mặt  nhân sự và ngân sách đối ứng hàng năm cho việc phổ biến các kỹ thuật trong nông nghiệp cũng như thực hiện tập huấn cho nông dân trong tỉnh nhưng các PPMU vẫn nỗ lực triển khai hoạt động và đạt được một số kết quả tốt như dưới đây.

PPMU Hải Dương đã tiến hành các hoạt động của Dự án một cách suôn sẻ và thực hiện theo cách tiếp cận của Dự án bằng nguồn vốn được huy động từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm ngân sách đối ứng, ngân sách khuyến nông thường xuyên của tỉnh và ngân sách đào tạo cấp từ NAEC. Hướng dẫn kỹ thuật như ủ phân, giống mới và kỹ thuật mới đã được giới thiệu tại cả 3 Hợp tác xã mục tiêu (TC) của giai đoạn 1. Trong đó, kỹ thuật chiếu sáng cho cây thanh long áp dụng tại Hợp tác xã sản xuất và kinh doanh nông sản sạch Bạch Đằng có thể sản xuất thanh long trái vụ và bán được giá cao hơn.

PPMU Hà Nam báo cáo rằng Hợp tác xã Cây ăn quả Nguyễn Úy đã giới thiệu sản phẩm vải thiều (vải u thâm) tại phố đi bộ ở thành phố Phủ Lý và một số đại lý hoa quả an toàn ở chợ Bầu, Hà Nam với sự hỗ trợ của PPMU. Sau khi khảo sát thị trường, hợp tác xã lập kế hoạch sản xuất phản ánh nhu cầu thị trường và phù hợp với năng lực sản xuất của hợp tác xã . Kỹ thuật ghép cành và cắt tỉa cho cây vải được áp dụng sau khi tiến hành xác định vấn đề có sự tham gia thông qua tham vấn của các chuyên gia PPMU và JICA .

PPMU Hà Nội đã triển khai các hoạt động theo bước tiếp cận SHEP (https://www.jica.go.jp/english/activities/issues/agricul/shep/index.html) và cả 3 HTX mục tiêu của đợt 1 đã tiến hành khảo sát thị trường và áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp vào sản xuất. Cụ thể, Hợp tác xã Nông nghiệp Hương Ngải đã mở rộng diện tích sản xuất khoai tây, đầu tư mua máy thu hoạch khoai tây và áp dụng các giống khoai tây mới theo nhu cầu của người mua.

PPMU cũng bắt đầu phổ biến các hoạt động của Dự án tới các hợp tác xã và nhà sản xuất khác tại Hà Nội. Họ đã tổ chức hàng loạt khóa đào tạo nhằm phổ biến nội dung của Dự án và 2 tờ rơi về An toàn thực phẩm/GAP và Tiếp thị/Bán hàng tập trung, sử dụng kiến thức trong tài liệu đào tạo của Dự án, đã được Trung tâm Khuyến nông Hà Nội thiết kế và sử dụng trong các khóa đào tạo. Khuyến nông Hà Nội đã in 7.000 tờ rơi và phát cho các HTX và nông dân trên địa bàn thành phố. Họ cũng có kế hoạch thực hiện các video clip để giới thiệu các bước triển khai của Dự án – phương pháp tiếp cận SHEP.

PPMU Hà Nội có thể lồng ghép nội dung Dự án vào các hoạt động, chương trình thường xuyên của mình; tổ chức TOT cho cán bộ khuyến nông ở cấp cơ sở và chuẩn bị một số trợ cấp cho họ khi họ tham gia hướng dẫn nông dân tại địa phương.

Trong buổi làm việc với PPMU Bắc Ninh, Tiến sĩ Nguyễn Viết Khoa- Trưởng phòng Huấn luyện - Đào tạo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (NAEC)/Điều phối viên Ban QLDA Trung ương (CPMU) nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phối hợp chia sẻ thông tin thị trường/thông tin người mua phù hợp với các HTX mục tiêu và sự tham gia của tất cả các bên liên quan trong chuỗi giá trị. Ông cũng đề nghị tỉnh xem xét lồng ghép các hoạt động của Dự án vào các hoạt động khuyến nông thường xuyên của Trung tâm Khuyến nông tỉnh và hỗ trợ một số khóa đào tạo bằng nguồn ngân sách thường xuyên dành cho đào tạo của NAEC.

Từ năm 2025, các tài liệu tập huấn và khái niệm đã được giới thiệu trong Dự án sẽ được sử dụng trong các hoạt động khuyến nông thường xuyên do khuyến nông thực hiện ở mỗi tỉnh và các lớp đào tạo cho nông dân do NAEC lên kế hoạch. Để phát triển bền vững các hoạt động và kết quả của mình, Dự án sẽ tiếp tục hỗ trợ các hoạt động nhân rộng của PPMU và thúc đẩy sự hợp tác mạnh mẽ hơn với các tổ chức liên quan nhằm tăng cường chuỗi giá trị.

leftcenterrightdel
Báo cáo tiến độ hoạt động của PPMU Hà Nội 
leftcenterrightdel
Báo cáo tiến độ hoạt động của PPMU Hà Nam 
leftcenterrightdel
Họp trực tuyến với PPMU Hải Dương 
leftcenterrightdel
Làm việc với PPMU Sơn La 
leftcenterrightdel
 Hai tờ rơi do PPMU Hà Nội thiết kế

Dự án Jica