Trong khuôn khổ hoạt động dự án Dự án “Tăng cường chuỗi giá trị an toàn tại một số tỉnh phía Bắc Việt Nam” do Chính phủ Nhật Bản tài trợ thông qua tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA). Đoàn công tác gồm các cán bộ dự án CPMU (TTKNQG, Cục Kinh tế hợp tác và khuyến nông) và các cán bộ khuyến nông PPMU (Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục trồng trọt và BVTV, Trung tâm Khuyến nông các tỉnh tham gia dự án: Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Hải Dương, Nam Định, Sơn La) đã đã có chuyến tham quan và học tập kinh nghiệm về thúc đẩy cây trồng an toàn tại Nhật Bản từ ngày 17/7 đến ngày 28/7/2023.

Đoàn công tác đã được học tập và tham quan thực tế tại hiện trường, được nghe chia sẻ kinh nghiệm từ người đứng đầu hợp tác xã và cán bộ khuyến nông Nhật Bản về thực trạng lĩnh vực nông nghiệp và quy trình sản xuất các sản phẩm nông nghiệp an toàn, đạt tiêu chuẩn GAP.

Tại Nhật Bản, các HTX nông nghiệp (JA) và cán bộ khuyến nông địa phương trực tiếp thực hiện công tác khuyến nông tại cơ sở và quản lý chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường (hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, giám sát việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của nông dân, công tác thu gom, bán hàng…). Chính phủ Nhật Bản rất coi trọng thể chế vận hành các HTX nông nghiệp và đã ban hành, thực hiện nhiều chính sách giúp đỡ phát triển, không ngừng mở rộng quy mô sản xuất nhằm giúp người nông dân thoát khỏi cảnh đói nghèo và cùng hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

Hoạt động trồng trọt hiện nay tại Nhật Bản chủ yếu sản xuất quy mô lớn thực hiện qua các doanh nghiệp (doanh nghiệp tư nhân hoặc cổ phần của các thành viên). Các hộ nông dân sản xuất dưới sự giám sát của các HTX nông nghiệp. Các HTX này chịu trách nhiệm cung cấp vật tư đầu vào, đảm bảo chất lượng sản phẩm và tiêu thụ ra thị trường. Niềm tin của người dân vào các HTX rất lớn. Người dân hoàn toàn tin tưởng vào các sản phẩm do HTX giới thiệu.

Để làm được đều đó là do mục tiêu trong trồng trọt của đất nước là nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra sản phẩm an toàn, có chất lượng tốt nhất cho người tiêu dùng, từ đó tăng được giá bán, hiệu quả kinh tế.

Cách trồng hoa, quả, củ và rau của Nhật Bản cũng rất chuyên nghiệp, thông thường họ làm quanh năm mà không có mùa vụ.  Họ quan tâm đến sức khoẻ, chất lượng đất; thường xuyên áp dụng các biện pháp chống xói mòn, nâng cao độ phì nhiêu của đất. Sử dụng phân xanh trên các loại đất sỏi đá giúp giữ phân bón, đồng thời bổ sung dinh dưỡng cho đất như trồng cây ngô khoảng 2 tháng, trước khi ngô ra hoa thì cầy vùi xuống đất và để trong 1 tháng thì bắt đầu tiến hành trồng trọt. Sử dụng phân hữu cơ: cải tạo đất, tăng chất lượng sản phẩm, giảm thiểu sử dụng đạm vô cơ. Thành phần chính là phân gà, lợn, bò + bột cá + phụ phẩm trồng trọt + Nacl + tre. Trong quá trình ủ duy trì độ ẩm 35-45%, 8-10 ngày đảo 1 lần, phân lên men sau đó đưa đi bảo quản.

Nhật Bản luôn ưu tiên, áp dụng các tiến bộ mới trong sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu việc sử dụng thuốc BVTV như sử dụng cây ghép, tạo thiên địch giúp giảm thiểu sâu, bệnh hại cho cây trồng. Ví dụ đối với cây cà tím sử dụng gốc ghép cà chua nên hạn chế bệnh héo xanh vi khuẩn, sử dụng thiên địch trên cây vừng hoặc cây hoa tuý điệp…

Kỹ thuật cắt ghép cành là để lại 3 chồi bên và 1 cành chính để tạo thành 4 nhánh, kéo dài thời gian thu hoạch sản phẩm, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Sử dụng màng phủ đất để giảm thiểu rửa trôi đất, tăng độ ngọt cho quả, giảm cỏ dại, tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Thúc tăng trưởng sớm đối với cà tím: trồng cà tím trong nhà màng vào mùa đông để có thể thu được cà tím quanh năm (Cà tím thích hợp sản xuất vụ hè và hè thu, không thích hợp trồng mùa đông). Sử dụng cơ giới hoá trong sản xuất như Máy làm đất, máy lên luống, máy thu hoạch, máy phân loại, máy sơ chế, chế biến sản phẩm… Nhà màng làm theo dạng khung tròn, khoảng cách giữa hai ống 25cm để giảm thiểu hư hỏng trong quá trình sử dụng, có hệ thống thông gió, hệ thống tưới nhỏ giọt…

Nhật Bản vẫn đang gấp rút hoàn thiện công nghệ và hành lang pháp lý cho các thiết bị máy bay không người lái UAV. UAV có thể hoạt động vào bất kỳ giờ nào bất kể ngày đêm, công nhân có thể dành thời gian để làm các việc khác và sử dụng ít lượng thuốc trừ sâu hơn. UAV có thể cung cấp thông tin về cây trồng trên đồng ruộng hoặc nhà kính thông qua phân tích hình ảnh nâng cao và hiển thị các khu vực ruộng/ruộng lúa cần nhiều phân bón hơn.

Các chuyên gia Nhật Bản thường xuyên nghiên cứu, phát triển giống đặc sản riêng, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của vùng (ví dụ giống dâu tây Amaou). Giống chỉ được phép sản xuất trên địa bàn tỉnh, không được phép bán giống ra địa phương khác. Việc cung cấp giống do các HTX thực hiện; đối với giống thừa, không gieo trồng hết các HTX tiến hành thu hồi nhằm đảm bảo không xảy ra hiện tượng gieo trồng ngoài khu vực.

Khâu quảng bá, marketing thương hiệu sản phẩm cũng rất khoa học, chặt chẽ và đặc trưng riêng của từng vùng miền, như sử dụng địa danh nổi tiếng của địa phương để gắn vào sản phẩm, sử dụng linh vật, quảng bá trên trang web, các sự kiện xúc tiến thương mại, lễ hội và các cuộc khảo sát hình ảnh thương hiệu với khách hàng, người bán buôn, bán lẻ. Tổ chức các hoạt động giáo dục thực phẩm tại các trường học. Thay đổi cách thức tiếp cận từ báo giấy sang tiếp cận bằng trang thông tin điện tử với các nội dung người nông dân quan tâm. Tuyên truyền trang web nông nghiệp đến bà con nông dân thông qua các lớp tập huấn, hội thảo, hội chợ.

Hiện nay các sản phẩm nông nghiệp Nhật Bản đều qua sự kiểm soát chặt chẽ của các đơn vị kiểm tra, thanh tra trước khi lưu thông ra thị trường. Công tác kiểm tra an toàn thực phẩm được thực hiện theo hình thức là cán bộ kiểm tra xuống thực địa kiểm tra nhật ký sản xuất và hoạt động sử dụng thuốc BVTV của nông dân. Và phương pháp nữa là lấy mẫu ngẫu nhiên đối với hàng hoá đưa vào trong chợ để kiểm tra dư lượng thuốc BVTV (phân tích 240 chỉ tiêu thuốc BVTV. Tất cả các chỉ tiêu phân tích đều có ngưỡng tối đa theo quy định của pháp luật).

Các sản phẩm nông nghiệp ngoài việc bán thành phẩm thì các nông sản thừa sẽ được thực hiện chế biến sâu, đa dạng hoá các hoạt động chế biến sản phẩm để làm nguồn cung cấp phong phú, đa dạng sản phẩm như làm nước ép, bánh kẹo, mỹ phẩm… Quy định nghiêm ngặt về việc ghi nhãn sản phẩm giúp đảm bảo thể hiện rõ thông tin về ngày sản xuất, nơi sản xuất nhằm truy xuất nguồn gốc tạo sự an tâm và đảm bảo sự an toàn cho người tiêu dùng. Nhật Bản xây dựng nhiều nhà máy chế biến, hệ thống kho lạnh bảo quản giảm thiểu tình trạng dư thừa sản phẩm.

Qua quá trình tham quan thực tế và những kinh nghiệm được truyền tải từ chủ Hợp tác xã, các chuyên gia và cán bộ Khuyến nông Nhật Bản, đoàn công tác Việt Nam đã tích lũy được những kiến thức hữu ích về thúc đẩy cây trồng an toàn. Từ những tiếp cận nông nghiệp thông minh tại Nhật Bản, cán bộ khuyến nông Việt Nam làm cơ sở xây dựng kế hoạch hành động phù hợp và hiệu quả cho Dự án “Tăng cường chuỗi giá trị cây trồng an toàn tại các tỉnh phía Bắc” nói riêng và cho ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung; mang lại những giá trị sản phẩm nông nghiệp Việt Nam chất lượng, đạt tiêu chuẩn GAP, VietGAP và GlobalGAP./.

Một số hình ảnh về chuyến tham quan, học tập của đoàn công tác tại Nhật Bản:

leftcenterrightdel

Đoàn đến học tập tại Hợp tác xã Minami Chikugo 

leftcenterrightdel

Đoàn tham quan mô hình trồng cà tím 

leftcenterrightdel

Đoàn tham quan mô hình trồng đỗ tương 

leftcenterrightdel

Tham quan nhà máy sơ chế, bảo quản sản phẩm tại SHIIFARM 

leftcenterrightdel

Đàon đến tham quan nhà máy đóng gói rau cải 

leftcenterrightdel
Nghe cán bộ khuyến nông hướng dẫn kiểm tra phân bón  
leftcenterrightdel

Đoàn học tập tại tỉnh Kumamoto


Hồng Võ

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia