1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các bài:

- Hạn hán thách thức - Tác giả Sao Mai. Bài báo nhấn mạnh, theo ông Trương Minh Châu - Trưởng phòng Trồng trọt - Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An thì nỗi lo lớn nhất hiện nay của các địa phương chính là nguồn nước tưới cho lúa xuân. Năm nay lượng mưa trên địa bàn tỉnh thấp hơn nhiều so với năm 2013. Mực nước trong tất cả các hồ đập đều thấp trên dưới 70% dung tích thiết kế. Thiếu nước tưới nên tỉnh phải chuyển trên 4.000 ha lúa sang trồng các loại cây trồng khác. Ông Phan Đình Hà - Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân huyện Thanh Chương cũng xác nhận: Ở Thanh Chương tình trạng hồ đập đều có mực nước thấp là phổ biến nên Uỷ ban Nhân dân huyện đang chỉ đạo các địa phương khóa chặt các cống xả để dành nước cho vụ xuân. Đề nghị Uỷ ban Nhân dân tỉnh cần cấp kinh phí chống hạn sớm để các địa phương có điều kiện nạo vét các trạm bơm, tu sửa kênh mương để chống thất thoát nước.

- Nuôi trồng thủy sản đa dạng - Tác giả Nguyễn Mạnh Tuấn. Bài báo đề cập, ông Lê Văn Hoàng ở phường Cam Phúc Bắc, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa đã gắn bó với nghề trồng rong câu hơn 10 năm nay. Hiện, để trồng 1 sào rong sụn gia đình ông Hoàng đầu tư khoảng 35 triệu đồng, sau 1 tháng trồng, nếu cây không bị mắc bệnh đốn thân, sán lông thì có thể thu hoạch được từ 4 - 5 tấn rong. Với giá thị trường hiện nay thì 1 ha, ông Hoàng thu lãi trên 50 triệu đồng. Đến đầu năm 2014, ông mạnh dạn đầu tư 15 triệu mua 1.500 con giống về thả, sau gần 3 tháng nuôi tuy chết hơn một nửa nhưng số còn lại phát triển nhanh, đem bán vẫn lời hơn 60 triệu.

- Nuôi cá ruộng lúa - Tác giả KS. Phan Ngọc Thủy Tiên. Theo tác giả, ở đồng bằng sông Cửu Long có hàng triệu ha ruộng trồng lúa có thể kết hợp nuôi cá. Để khai thác tiềm năng lợi thế của vùng, các tỉnh đã triển khai và nhân rộng mô hình nuôi cá ruộng lúa góp phần tăng lợi nhuận thêm bình quân khoảng 15 triệu đồng/ha/năm. Để nhân rộng mô hình này, năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Long đã triển khai dự án Nuôi cá trong ruộng lúa tại các vùng có hệ thống thuỷ lợi phục vụ nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2014 - 2015 được 33 ha, tại 2 huyện Mang Thít (11,35 ha) và Vũng Liêm (21,65 ha). Ông Trương Vĩnh Yên - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Long cho biết: Ưu điểm của mô hình là sự hỗ trợ lẫn nhau tạo nên hệ sinh thái khép kín, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón cho lúa và giảm lượng thức ăn cho cá nhưng lúa vẫn cho đảm bảo năng suất, cá phát triển nhanh, qua đó tăng hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích, tạo thu nhập thêm cho người dân.

- Cách trồng khoai mỡ lãi 50 triệu/ha - Tác giả Anh Đam. Tác giả cho biết, Nông dân trồng khoai mỡ ở tỉnh Vĩnh Long thu về lợi nhuận bình quân khoảng 50 triệu đ/ha sau 8 - 19 tháng trồng. Giống khoai mỡ được bà con ở đây chọn trồng chủ yếu là giống khoai Mộng Linh trắng và khoai Muống tím (tên gọi của người dân địa phương). Hiện thương lái đến tận nơi mua với giá 7.500 đ/kg đối với khoai Mộng Linh trắng và 4.800 đ/kg đối với khoai Muống tím. Ông Ngô Viết Sơn - cán bộ nông nghiệp xã Long Mỹ cho biết, toàn xã đã chuyển đổi được 26 ha đất trồng khoai mỡ. Tập trung chủ yếu ở ấp Long Hòa 1 và Long Hòa 2. Dự kiến năm 2015, xã Long Mỹ sẽ thực hiện kế hoạch xây dựng cánh đồng mẫu khoai mỡ với diện tích 30 ha ở 2 ấp Long Hòa 1 và Long Hòa 2.

2. Báo Nông thôn Ngày nay đăng các bài:

- Tình trạng ngành chăn nuôi Việt Nam quá phụ thuộc nước ngoài: Điều chỉnh ngay sự cạnh tranh xấu - Tác giả Thanh Xuân. Theo bài phỏng vấn, Sau loạt bài “Chăn nuôi Việt Nam nhập khẩu từ con giống đến... cái máng lợn”, Phóng viên Báo Nông thôn Ngày nay đã phỏng vấn TS. Nguyễn Văn Giáp - Trưởng nhóm nghiên cứu chăn nuôi của Liên minh Nông nghiệp Việt Nam về thực trạng của ngành chăn nuôi hiện nay. Ông cho biết, nghiên cứu của chúng tôi dựa vào những con số thống kê đã chỉ ra một thực trạng là chăn nuôi đang quá phụ thuộc vào nước ngoài, nếu không được cải thiện thì khi gia nhập Hiệp định hợp tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) chúng ta sẽ thua ngay trên sân nhà. Bằng các phương pháp tính toán, chúng tôi nhận thấy, với cấu trúc thay đổi, người dân đang thiệt hại cả về nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra với mức tổng thiệt hại cho toàn ngành chăn nuôi mỗi năm khoảng 20.000 tỷ đồng mỗi năm. Để ngành chăn nuôi pháp triển bền vững đầu tiên là nhà nước cần có chiến lược chăn nuôi cụ thể hơn, phải đặt chăn nuôi nông hộ vẫn là thành phần không thể thiếu (chiếm khoảng 70%) và có vai trò quan trọng trong chiến lược của ngành chăn nuôi. Đối với người chăn nuôi nhỏ, cần có cơ chế hỗ trợ cụ thể hơn, ví dụ được tập huấn, đưa nhiều kiến thức, nâng cao trình độ, không nên để họ bị động trước các luồng thông tin của thị trường, của doanh nghiệp; bản thân những người chăn nuôi nhỏ cần phải tăng được sức mạnh liên kết và nâng cao kiến thức, kỹ năng hiểu biết, tiếp cận thông tin, tự bảo vệ quyền lợi của mình

- Giống ngô nếp lai Max 68: Lựa chọn mới của nhà nông - Tác giả Thu Trang. Bài báo nhấn mạnh, theo bà con nông dân nhiều giống ngô hiện nay bị nhiễm các bệnh rất nặng và nếu năng suất cao thì chất lượng lại thấp hoặc ngược lại... Hiện, giống ngô nếp lai Max 68 của Công ty cổ phần Giống cây trồng Miền Nam (SSC) đã khắc phục được các nhược điểm trên và được nông dân rất ưa chuộng. Theo đánh giá của nhiều bà con nông dân, giống ngô nếp lai Max 68 có nhiều ưu điểm vượt trội so với một số giống khác như ít tốn phân đạm, thân cây cứng, nhiễm sâu bệnh nhẹ, bắp to, hạt mẩy và chất lượng ngon. Giống ngô này đặc biệt chống chịu tốt hai bệnh là gỉ sắt và đốm lá. Nông dân An Thị Hay - thôn Gia Cốc, xã Tứ Cường, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương cho biết, với 1.400 cây/sào thì bà con nông dân thu được 3,5 - 3,7 triệu đồng. Trừ mọi chi phí, mỗi sào cũng cho thu lãi trên 2 triệu đồng.

- Liên kết sản xuất giúp giảm chi phí nuôi lợn - Tác giả Phi Long. Theo bài báo, gia đình bà Nguyễn Thị Ngoan, xóm Giữa, xã Đức Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam từ nhiều năm trở lại đây đã trở thành địa điểm sinh hoạt chung của hàng trăm thành viên tham gia Hội liên kết chăn nuôi theo chuỗi. Nhà bà Ngoan vừa làm đại lý thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi và nuôi 30 con lợn lái, 100 con lợn thịt, với lợi nhuận mỗi năm 200 triệu đồng. Hàng ngày các hộ chăn nuôi trong thôn, xã thường phải đi mua thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y nên đến luôn nhà bà để trao đổi thông tin và kinh nghiệm làm ăn. Nhờ hình thức này đã giúp người chăn nuôi mua được thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y có chất lượng với giá thành rẻ nhất, bớt được các khâu trung gian. Bên cạnh đó, các thành viên trong hợp tác xã cùng giúp nhau về kỹ thuật chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh và các thông tin về thị trường... góp phần nâng cao hiệu quả, tăng thu nhập. 

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Lâm Đồng: Thâm canh hiệu quả, vườn điều đạt năng suất 2 tấn/ha - Tác giả V.K.D

- Những cơ hội cho nông sản Việt Nam vào Singapore - Tác giả Anh Thư

- Làm chủ quy trình nuôi cá tầm tại Cao Bằng - Tác giả B.T

CÁC THÔNG TIN NÔNG NGHIỆP KHÁC

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài:      

- 7 đơn vị sự nghiệp Bộ Nông nghiệp và PTNT tổng kết thi đua - Tác giả Nguyễn Huân

- Huyện có trên 5 nghìn triệu phú - Tác giả Dương Đình Tường

- Tập đoàn Con cò vàng đón nhận Kỷ lục Guinness Việt Nam - Tác giả Thanh Tuyền

- Hành động vì ngành cà phê bền vững - Tác giả VN

- Khai mạc Hội nghị lần 9 về bệnh trong nuôi trồng thủy sản Châu Á Tác giả Thanh Sơn

- Chuyện ở rừng chim thú - Bài 2: Chuyện tình ngàn trùng xa cách của nữ kiểm lâm  - Tác giả Phan Kế Toại

- Hiến kế tái cơ nông nghiệp: Lan tỏa "Cách mạng trắng": Sức ép môi trường - Tác giả Lê Bền

- Nhà máy đầu tiên tinh luyện dầu cá tra cao cấp - Tác giả Lê Hoàng Vũ

- Trái bưởi "bàn tay Phật" ra thị trường - Tác giả Lê Hoàng Vũ

- Lợi ích phụ phẩm khí sinh học - Tác giả Lê Thuật

- Bất cập cơ giới hóa - Tác giả Nguyên Vũ

- Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ - Tác giả Hữu Đức

- Trồng xoài nghịch vụ VietGAP - Tác giả Đăng Khôi

- Lúa tôm chịu mặn trên đất nuôi tôm - Tác giả Trần Hiếu

- Phú Yên: Công bố 2 cơ sở đóng tàu đủ điều kiện - Tác giả Phương Nam

- Không thể chín ép - Tác giả Thanh Tâm - Văn Hùng

- Thừa Thiên Huế: 9 xã đạt chuẩn - Tác giả Duy Phiên

- Tp. HCM: Ban hành quy định xét chuẩn NTM - Tác giả Sơn Trang

- Gửi về Đồng Nai: Dân sống vật vờ vùng tái định cư - Tác giả Minh Sáng - Hải An          

2. Báo Nông thôn Ngày nay đăng các tin, bài:

- Khu tái định cư thủy điện Trung Sơn (Thanh Hóa): Cấp thiếu đất cho dân - Tác giả Hồng Đức

- Dựng cột điện trên ruộng, 2 năm vẫn chưa đền bù - Tác giả Lê Tập

- Đánh cá ngừ mùa dông gió - Tác giả Hùng Phiên

- Cà Mau: Sẽ thu mua 100.000 tấn mía nguyên liệu - Tác giả Hoàng Hạnh

- 101 tập thể, cá nhân nhận danh hiệu "Chất lượng vàng Thủy sản Việt Nam" - Tác giả B.T

- Cà Mau: Sẽ thu mua 100.000 tấn mía nguyên liệu - Tác giả Hoàng Hạnh

- Huyện Quỳnh Nhai (Sơn La): Xây dựng bến đò giúp dân làm ăn - Tác giả Kiều Thiện

- Thành tỷ phú nhờ con sứa biển - Tác giả Ngọc Vũ

- Hưng Yên: Mở lớp dạy nghề may công nghiệp - Tác giả Thu Hà

- Nam Định: Tập huấn kỹ thuật trồng cây thuốc nam - Tác giả Thu Hà

- Quảng Ninh: Hội tiếp sức cho thôn, xã làm nông thôn mới - Tác giả Thanh Long Giang

- Tp. Vũng Tàu: Làm tốt công tác cho vay vốn - Tác giả Thùy Dương

- Tăng cường cho vay theo đặc tính sản xuất nông nghiệp - Tác giả Hồng Anh.