I- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG

       (Kinh phí hỗ trợ từ nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia)

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các bài:

- Chật vật giữ diện tích mía - Tác giả Đình Thung. Tác giả phản ánh, trong mấy năm qua, diện tích tròng mía trên địa bàn Bình Định liên tục giảm mạnh, mặc dù tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp duy trì và phát triển vùng nguyên liệu. Nhiều diện tích trồng mía trước đây đã được thay thế bằng các loại cây trồng khác. Theo ông Hồ Thành Phi, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tây Sơn, hàng năm huyện này vẫn có kế hoạch duy trì và phát triển vùng nguyên liệu mía, nhưng không thực hiện được, bởi hiệu quả kinh tế cây mía thấp, trong khi đó BISUCO chưa thực sự quyết tâm trong đầu tư phát triển vùng nguyên liệu. Theo ông Nguyễn Văn Trượng, Phó GĐ Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định, để đạt mục tiêu đến năm 2020 diện tích mía đạt 3.500 ha, vài trò chính trong phát triển vùng nguyên liệu là BISUCO, ngành chức năng và chính quyền các địa phương sẽ hỗ trợ doanh nghiệp các giải pháp nâng cao năng suất cây trồng.

- Lời hứa thành hiện thực - Tác giả Vân Đình. Tác giả cho biết, lời hứa về mô hình cánh đồng khép kín mà ở đó nông dân được đầu tư giống, vật tư, tư vấn kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm ngay trên bờ của anh Vũ Văn Nga - TGĐ Cty CP TCty Giống cây trồng, con nuôi Ninh Bình ngày nào giờ đã thành hiện thực. Anh Nga nhận định, đối với miền Bắc lợi thế duy nhất của sản xuất lúa là phải đi vào dòng chất lượng cao và đặc sản. Tuy đồng ruộng của miền Bắc manh mún nhưng lại được thời tiết ủng hộ với một mùa đông đặc thù nên chỉ cần sản xuất giống chất lượng bằng phương pháp sạch hay hữu cơ là tạo ra sự khác biệt. Hiện công ty đang tìm cách mở rộng vùng nguyên liệu phục vụ nhà máy chế biến nông sản (sản lượng 35.000 tấn/năm). Đối tác mà đơn vị hướng đến là hợp tác xã và các hộ, nhóm hộ có diện tích từ 15 - 20 ha trở lên, không nhất thiết cứ phải ở trong tỉnh Ninh Bình.

- CXT 30 chinh phục đất bạc màu - Tác giả Kế Toại. Tác giả cho biết, năm 2015, Trung tâm Khoa học - công nghệ và môi trường huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) xây dựng mô hình thử nghiệm giống lúa CXT 30 với diện tích 47 ha. Trong đó, vụ mùa đạt 30 ha, trồng thử tại 5 xã là Lương Phong, Hòa Sơn, Đại Thành, Thường Thắng và Đông Lỗ. Qua mô hình có thể thấy, CXT 30 có khả năng sinh trưởng, phát triển hơn giống đối chứng Khang dân 18. Đặc biệt khả năng đẻ nhánh cao hơn Khang dân 18 khoảng 2,5 nhánh/khóm. Ngoài ra, thời gian sinh trưởng của giống CXT 30 cũng ngắn hơn từ 8 - 10 ngày. Năng suất thực thu của CXT 30 đạt 2,3 tạ/sào, cao hơn Khang dân 18 khoảng 40 kg/sào. Nếu như hạch toán kinh tế, CXT 30 vẫn cho lợi nhuận cao hơn khoảng 6,5 triệu đồng/ha.

- Nuôi cá rô phi đơn tính - Tác giả Vũ Ngọc Tuyên. Tác giả cho biết, năm 2015, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với TTKN tỉnh Tuyên Quang triển khai mô hình nuôi cá rô phi đơn tính tại xã Bình Xa, huyện Hàm Yên. Sau 4 tháng thực hiện, mô hình đã cho kết quả khả quan, tỷ lệ sống của cá đạt trên 70%, trọng lượng trung bình đạt 400 - 500 g/con. Trên diện tích 1ha đã cho thu gần 9 tấn cá thịt, trừ các khoản chi phí, còn lãi trên 70 triệu đồng.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Lê Tai-nung - Tác giả Tạ Quang Đạo

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các bài:

- Khó khăn trong xuất khẩu gạo: Tụt lùi do độc quyền tập thể - Tác giả Thuận Hải. Tác giả phản ánh, nhiều ý kiến cho rằng đã đến lúc phải cởi bỏ chính sách “độc quyền tập thể” trong xuất khẩu lúa gạo theo Nghị định 109. Thay vào đó, cần tạo cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp mới, năng động tham gia xuất khẩu gạo. Tác giả cũng đưa ra thông tin, kim ngạch xuất khẩu gạo sang một số thị trường lớn của Việt Nam như Trung Quốc, Philippines, Singapore, Hongkong đã sụt giảm khá mạnh trong 8 tháng qua.

- Hơn 5 triệu euro để phát triển dịch vụ sinh thái rừng - Tác giả Việt Tùng, Vũ Trọng. Tác giả thông tin, 4,5 triệu euro là tổng mức đầu tư của “Chương trình Bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái rừng Việt Nam” vừa được khởi động ngày 9.9 tại Hà Nội. Đây là dự án được sự phối hợp giữa Chính phủ CHLB Đức và Chính phủ Việt Nam, thông qua Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) và Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT). Trong khoản kinh phí nói trên, GIZ hỗ trợ 4.500.000 euro và vốn đối ứng của Việt Nam là 450.000 euro. Chương trình thực hiện từ năm 2015 đến 2018.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Giảm lãi suất cứu doanh nghiệp thủy sản - Tác giả Bích Hồng

- Nhu cầu tiêu dùng cao, rau củ Đà Lạt tăng giá - Tác giả TTXVN

- Cấp hóa chất giúp Kiên Giang chống dịch bệnh tôm - Tác giả A.T

- Bình Định: Quá tải ở các khu tàu thuyền tránh bão - Tác giả Hùng Phiên

- Quảng Nam: Hơn 905 tỷ đồng xây nhà máy nuôi và cung ứng gà sạch - Tác giả Trương Hồng

II- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài:

- Đánh thức vựa nhãn Sơn La - Tác giả Lê Bền.

- Hơn 30 nghìn ha nhãn cần khai hóa - Tác giả Quỳnh Trang (thực hiện)

- Ân nhân của những vườn điều - Tác giả Quang Ngọc

- “Soi trầm” - Tác giả Huỳnh Kim Sơ

- Mắc ca Nam Phi, Bài 2: Triển vọng thị trường

- Hội chợ nông sản vùng biên - Tác giả Đồng Thái - TS

- Không kể nhập nhèm khoai tây Đà Lạt với Trung Quốc - Tác giả Khắc Dũng

- Giảm thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam - Tác giả Sơn Trang

- Philippines mời Việt Nam dự đấu thầu 750 ngàn tấn gạo - Tác giả Thanh Sơn

- Cây trồng biến đổi gen là biện pháp tối ưu - Tác giả GS. Mai Văn Quyền

- Nuôi heo an toàn, sạch bệnh - Tác giả Lưu Thành Long

- Nâng cao chất lượng lúa gạo - Tác giả Lê Hoàng Vũ

- Èo uột rau VietGAP - Tác giả Kim Sơ

- Hiệp hội ta, nhìn từ Tây: Điểm tựa vững chắc cho hội viên - Tác giả Nguyên Huân

- Nghệ An: Nông dân ngửa mặt than trời - Tác giả Võ Văn Dũng

- Kiểm tra đột xuất việc sử dụng chất cấm - Tác giả Ngọc Xuân

- Thành công nhờ sức dân - Tác giả Trần Hiếu

- Không lo sợ nhưng… - Tác giả Dương Đình Tường

- Doanh nghiệp Nhật Bản muốn đầu tư trồng cỏ, nuôi bò - Tác giả HP - HB

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các tin, bài:

- Thuế chống bán phá giá tôm giảm mạnh - Tác giả Phi Long

- Cộng đồng không mặn mà, rừng tự nhiên bị tàn phá - Tác giả An Sơn

- Hà Nội sắp có thêm huyện nông thôn mới - Tác giả Trần Quang

- Xã Sơn Tây (Hương Sơn, Hà Tĩnh): Dân góp tiền tỷ làm đường nông thôn - Tác giả Thắng Quang

- Thành công nhờ liên kết trong sản xuất - Tác giả Mai Khuê

- Người ở bản Thèn Pả khởi nghiệp với 500.000 đ - Tác giả Kiều Thiện