1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các bài:
- Những người nặng lòng với núi – Tác giả Thành Hiệp. Bài báo nhấn mạnh, sau 40 năm miền Nam hoàn toàn giải phóng, cả vùng đất núi Tịnh Biên, Tri Tôn, tỉnh An Giang đã thay da đổi thịt từng ngày, cuộc sống của người dân ngày càng khấm khá. Ông Võ Văn Quýt xuất thân từ một gia đình nghèo trên vùng Bảy Núi - An Giang, hơn 20 năm qua, ông đã góp phần thiết thực vào việc phủ xanh đồi núi trọc, cải tạo đất đai và bảo vệ môi sinh, môi trường. Hiện nay, ông Quýt là một trong những nông dân tiêu biểu trên vùng Bảy Núi, bình quân mỗi năm thu nhập trên 300 triệu đồng. Năm 2007 ông Trần Văn Cáp sau khi học hỏi kinh nghiệm ở nhiều nơi đã quyết định lên núi khai hoang đất rừng nằm dưới chân núi Cấm, thuộc xã An Cư, huyện Tịnh Biên để trồng xoài và chọn giống xoài Đài Loan làm cây chủ lực. Ngoài lợi ích kinh tế, ông còn tích cực góp phần vào việc phủ xanh đồi núi trọc, cải tạo đất đai và bảo vệ môi sinh, môi trường. Ông Trần Văn Danh ở ấp An Thạnh, xã An Hảo, Tịnh Biên là chủ nhân của một vườn quýt đường ngay dưới chân núi Cấm. Năm 2014 là năm đầu tiên cho trái chín đã cho thu hoạch trên 25 tấn trái, bán tại chỗ cho thương lái với giá 13.000 đ/kg, thu về 300 triệu đồng. Số còn lại để bán dịp tết khoảng 2 tấn trái.
- Nuôi ếch trong vèo – Tác giả Đặng Tấn Bá. Bài báo đề cập, anh Nguyễn Văn Lũy ngụ ấp 1, xã Mỹ Thành Bắc, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang có 2.000 m2 đất canh tác, áp dụng mô hình nuôi ếch từ năm 2013. Đến nay anh đã nuôi trên 10 vụ với hình thức nuôi trong vèo (vèo đặt trong 1.200 m2 ao). Ao có mức nước sâu 1,7 m có cống cấp thoát nước. Anh thiết kế đặt 10 vèo nuôi ếch, kích thước 4 x 8 m/vèo. Mỗi vèo anh thả 3.000 con ếch giống. Sau mỗi đợt nuôi 2 tháng anh thu được 6 tấn ếch (cỡ 4 - 5 con/kg), mỗi vèo trung bình thu 600 kg ếch thịt.
- Nuôi thỏ thu tiền tỷ - Tác giả Nguyễn Cầu. Theo tác giả, mấy năm gần đây, tại thôn 5, xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng, phong trào nuôi thỏ giống nhập ngoại rất phát triển, các trang trại nuôi quy mô lớn thi nhau ra đời. Một trong số đó là trại thỏ Quốc Cường của kỹ sư trẻ Dương Văn Chính nuôi hơn 1.000 con, hầu như ngày nào cũng xuất bán thỏ thịt, thỏ giống. Anh Chính cho biết, tổng vốn đầu tư cho khu trại khoảng 500 triệu đồng bao gồm xây dựng nhà cửa, chuồng nhốt thỏ, mua con giống. Từ ngày duy trì tổng đàn trên dưới 1.000 con đến nay, tháng nào anh Chính cũng xuất chuồng 600 - 700 kg, thu khoảng 80 triệu đồng.
- Bắp lai SSC 2095, SSC586 bén rễ miền Trung – Tác giả Song Lê. Theo bài báo, dòng sản phẩm SSC 2095, SSC 586 có khả năng chịu hạn, có thời gian sinh trưởng ngắn, thích hợp bố trí cho những vùng 3 vụ/năm. Thêm một ưu điểm nữa giúp bà con nông dân khu vực miền Trung mạnh dạn trong việc chọn lựa SSC 2095, SSC 586 chính là khả năng chống đổ ngã cực tốt vì trong vụ xuân hè và hè thu khu vực này thường có những trận mưa rào kèm theo gió nên ưu thế thấp cây, bộ rễ chân kiềng phát triển mạnh là yếu tố quan trọng trong việc chọn lựa của bà con nông dân. Vụ xuân hè, hè thu đang bước vào giai đoạn khởi động, trong tình hình tại nhiều nơi của khu vực miền Trung đang có xu hướng hạn hán kéo dài và thiếu nước tưới thì SSC 2095, SSC 586 là sự lựa chọn tối ưu cho một vụ mùa hiệu quả.
* Bên cạnh đó còn có các tin sau:
- Triển khai tiêm phòng cho gia súc, gia cầm – Tác giả Hương Huệ
2. Báo Nông thôn Ngày nay đăng các bài:
- Về thông tin sữa tươi bị chèn ép bởi sữa bột: Sự mập mờ gây hại – Tác giả Lê Hân. Bài báo cho biết, như báo Nông thôn Ngày nay đã thông tin trong bài “Sữa tươi bị chèn ép bởi sữa bột: Thông tư của Bộ Y tế có vấn đề”, trong khi Bộ Y tế (đại diện là Cục An toàn thực phẩm) vẫn cho rằng, việc quy định “sữa tiệt trùng” không phải là việc thay đổi khái niệm về sữa tươi, thì nhiều chuyên gia cho rằng, chính sự mập mờ này đã làm cho cả người tiêu dùng và nông dân bị thiệt hại. Trước thực tế từ sự phát triển của thị trường sữa trong thời gian qua, Cục An toàn thực phẩm cũng thừa nhận: Trong thời gian qua, việc ban hành các quy chuẩn kỹ thuật đã đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý, song cùng với sự phát triển không ngừng của sản xuất và tiêu thụ đặt ra nhu cầu cần soát xét bổ sung nội dung quy định cho phù hợp tình hình thực tiễn.
- Mùa vàng ở Tarlac – Tác giả Việt Tùng. Theo tác giả, từ một vùng đất quanh năm thiếu ăn, mùa vụ thất bát do thiên tai, sâu bệnh hại, hiện Tarlac đã trở thành “vựa ngô” lớn nhất Philippines, với năng suất tới 11 tấn/ha cao hơn 2 lần so với trước đây. Việc đưa cây ngô biến đổi gen vào sản xuất đã làm nên “phép màu” kỳ diệu này. Năm 2013, Philippines chỉ có 11.000 ha ngô biến đổi gen, thì nay đã lên tới 800.000 ha, tương đương khoảng 32% diện tích trồng ngô của cả nước. Trong khuôn khổ chương trình “Giao lưu Nông dân Châu Á – Thái Bình Dương” lần thứ 9 do Croplife châu Á tổ chức tại Philippines ngày 2 đến ngày 7.3 vừa qua, tác giả đã may mắn được đến thăm vựa ngô lớn nhất Philippines tại tỉnh Tarlac. Cả một vùng ngô rộng lớn như một tấm thảm khổng lồ. Anh Aldbo cho biết, năm 2008 anh mạnh dạn đưa vào trồng ngô biến đổi gen, theo cách này hiệu quả, đỡ công chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh. Anh tính toán, so với trước đây, mỗi ha ngô anh dôi ra 15 triệu đồng.
- Sản xuất rau sạch kết hợp làm... du lịch – Tác giả Dũ Tuấn – Kim Chi. Bài báo nhấn mạnh, từ bao đời nay, người nông dân tại làng rau Trà Quế, xã Cẩm Hà, thành phố Hội An vẫn duy trì phương pháp trồng truyền thống. Rau sạch từ làng rau Trà Quế luôn là sự lựa chọn của nhà hàng, siêu thị. Ông Lê Xư, làng Trà Quế cho biết, mỗi năm từ nghề trồng rau ông kiếm khoảng 120 triệu đồng. Nhận thấy sự thích thú của du khách mỗi khi ghé làng rau Trà Quế, đầu năm 2010 ông đăng ký làm tour du lịch khám phá làng rau Trà Quế. Khi có khách đến thăm công việc của ông là hướng dẫn viên, giới thiệu đến du khách văn hóa cũng như phong tục, tập quán và cách thức trồng rau sạch của vùng Trà Quế.
* Bên cạnh đó còn có các tin sau:
- Việt Nam – Nhật Bản hợp tác 3 lĩnh vực nông nghiệp – Tác giả Việt Tùng
- Lâm Đồng: Dịch hại điều tăng – Tác giả V.K.D
- Cảng Chân mây (Huế): Hỗ trợ ngư dân chuyển đổi nghề - Tác giả An Sơn
- 35 loài thủy sản bị cấm xuất khẩu – Tác giả Khải Huyền
- Nhập khẩu thức ăn gia súc tăng gần 60% - Tác giả Mai Nguyễn
CÁC THÔNG TIN NÔNG NGHIỆP KHÁC
1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài:
- Cà phê Việt Nam: Chất lượng sản phẩm là yếu tố sống còn – Tác giả Trần Đăng Lâm
- Hà Tĩnh: Ngư dân trúng đậm cá đù – Tác giả Mai Phươngt
- Nguồn cung thịt lợn sẽ ổn định – Tác giả LB
- Nhật Bản – Việt Nam tăng cường hợp tác nông nghiệp – Tác giả Minh Phúc
- Giá thanh long tăng chóng mặt – Tác giả Minh Sáng
- Trao giải cuộc thi thiết kế mẫu hàng nội thất gỗ - Tác giả Phúc Lập – Thu Hiền
- Vào màu tát đìa – Tác giả Trần Hiếu
- Tôm nuôi đầu vụ giá cao – Tác giả Đ.T.Chánh
- Để dưa lê tái sinh – Tác giả Bùi Văn Viện
- Khắc phục rau màu khi mưa ẩm kéo dài – Tác giả Hồng Phong
- Khai thác thủy hải sản trái phép ở bãi tắm – Tác giả Thiên Ý
- Chuyện ít biết về loài cua siêu đắt – Tác giả Nguyễn Xuân Thủy
- Phân bón Văn Điển cho vụ xuân ấm – Tác giả Chu Công Tiện
- Chiếu sáng nhân tạo cho cây trồng – Tác giả Minh Phúc
- Chuyển biến ở xứ Đông – Bài 1: Từ kỳ vọng của Phó Thủ tướng – Tác giả Ái Liên – Văn Hùng
2. Báo Nông thôn Ngày nay đăng các tin, bài:
- Giá thịt, trứng giữ; rau, quả tăng mạnh – Tác giả Hồ Hương – Khải Huyền
- Huyện An Dương (Hải Phòng): Khơi dậy sức mạnh lòng dân xây dựng nông thôn mới – Tác giả Nguyễn Đại
- Khuyến khích giữ trâu chọi để nhân giống – Tác giả Khánh Gia – Chính Minh
- Xứ sở nghèo khó khoác “áo mới” – Tác giả Hoàng Hạnh
- Vốn của hội tạo ra của ăn, của để... – Tác giả Hoài Thu – Hồng Đức
- Đón cá vào đồng thay cây lúa – Tác giả Thu Hà
- Bắc Kạn: Tập huấn cho hội viên dùng phân bón viên nén nhả chậm – Tác giả Thu Hà
- Hậu Giang: Chuyển giao KHKT cho hơn 1.200 hội viên – Tác giả Chúc Ly
- Nữ nông dân đưa nấm Việt vươn xa – Tác giả Trần Khải Huyền.