1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các bài:

- Vụ mùa 2015, những vấn đề lưu ý – Tác giả Th.S Trần Xuân Định  (Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt). Vụ mùa 2015, áp lực thời vụ tuy không cao, vì lúa xuân thu hoạch sớm, tuy nhiên cần hướng dẫn bà con nông dân tuân thủ các giải pháp kỹ thuật sau: ­Sau thu hoạch lúa xuân tranh thủ cày, lồng vận rạ càng nhanh, càng tốt, giữ nước mặt ruộng và sử dụng thêm các chế phẩm như Tricoderma, phân vi sinh đa chủng đa chức năng… bón rải mặt ruộng để xúc tiến cũng như hỗ trợ quá trình phân hủy rơm rạ, tránh hiện tượng ngộ độc hữu cơ cho lúa mùa sau cấy, nhất là với trà lúa mùa sớm. Vệ sinh đồng ruộng, sơn bờ, cuốc góc để hạn chế nguồn sâu bệnh trên ký chủ, kết hợp san phẳng mặt ruộng giúp cho quá trình tưới tiêu thuận lợi. ­Tổ thủy nông, Hợp tác xã dùng nước cần chủ động sớm trong việc khơi thông mương máng, các công trình đầu khâu. kỹ thuật: Sử dụng các giống lúa ngắn ngày; mở rộng trà mùa sớm, cực sớm để khi có nguy cơ mưa lớn gây ngập úng thì cây lúa đã ở giai đoạn đẻ nhánh rộ, lá đã vươn, tránh được khả năng ngập sâu trong nước. Các biện pháp canh tác cần được thông tin, hướng dẫn cặn kẽ cho nông dân, bệnh bạc lá cần được theo dõi chặt ở các ổ bệnh, điều tiết phân bón và phun phòng bằng một số loại thuốc khi mới chớm bệnh theo hướng dẫn của cán bộ bảo vệ thực vật.

- Nuôi đà điểu, nghề “hot” – Tác giả Nguyễn Huân. Tác giả cho biết, Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương - Viện Chăn nuôi được biết đến là một trong những địa chỉ uy tín về cung cấp giống cũng như thịt đà điểu tại phía Bắc. Nghề nuôi đà điểu đã phát triển rộng khắp trên 40 tỉnh, thành phố ở các vùng sinh thái trong cả nước; đặc biệt phát triển mạnh ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, trung du, miền núi phía Bắc. Tổng đà điểu mái sinh sản của cả nước ta hiện nay khoảng 3.000 con, hàng năm sản xuất khoảng 60.000 đà điểu giống và khoảng 5.000 tấn thịt hơi, còn quá nhỏ so với 750.000 tấn thịt gia cầm. Vì thế trong thời gian tới nhu cầu con giống và tiêu thụ thịt đà điểu tiếp tục tăng.

- Triển vọng DQ 11 - Tác giả Đồng Văn Thưởng. Bài báo đề cập, Theo bài báo, vụ xuân 2015, Trung tâm Giống cây trồng tỉnh Thái Nguyên đã sản xuất thử một số giống lúa mới. Theo đó, giống được đơn vị "xướng danh" đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT xem xét bổ sung vào cơ cấu giống của tỉnh là DQ11. Đánh giá quá trình sản xuất trong vụ xuân vừa qua, bà Dương Ngọc Huê, cán bộ Trung tâm Giống cây trồng Thái Nguyên cho biết, về đặc điểm nông học, giống lúa DQ11 có chiều cao cây từ 100 ­- 105 cm, góc lá hẹp, gọn cây, khả năng chống đổ cao; đẻ nhánh khá, tập trung, lá đòng đứng, mào xanh, bản lá rộng vừa phải. Trong vụ mùa là 100 ­- 105 ngày. Thời gian sinh trưởng ngắn sẽ giúp bà con chủ động trong việc luân canh, tăng vụ, bố trí cơ cấu mùa vụ hợp lý.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau

- TBR năng suất khá – Tác giả Đình thủy

- Nâng cao giá trị cây có múi – Tác giả Đình Thủy

- Lúa lai TH 3 – 5 ngắn ngày – Tác giả Ngọc Tuyên

 2. Báo Nông thôn Ngày nay đăng các bài:

- Phát triển chăn nuôi trong bối cảnh hội nhập: “Kể tội” nhiều, đề xuất giải pháp ít – Tác giả Thuận Hải. Theo tác giả, tại Hội thảo “Phát triển chăn nuôi bền vững, chủ động hội nhập Cộng đồng ASEAN và TPP” tổ chức ở thành phố Hồ Chí Minh sáng ngày 22/6, nhiều ý kiến cho rằng, phần lớn doanh nghiệp, hộ chăn nuôi trong nước vẫn còn rất mơ hồ về hội nhập. Sau một thời gian dài đàm phán, các chuyên gia dự đoán, có thể TPP sẽ được ký kết vào đầu năm 2016 tới đây. Là một trong những nước thành viên của TPP, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội hội nhập sâu rộng với quốc tế, trong đó có Mỹ và Nhật, là hai thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam. Ông Nguyễn Thành Nhơn - chủ một trang trại chăn nuôi quy mô 250 lợn nái đẻ ở huyện Thống Nhất, Đồng Nai cho rằng, nông dân rất muốn biết rõ về hội nhập, về những “cái mất” mà họ có nguy cơ phải đối mặt khi TPP được ký kết. Thế nhưng, tham gia nhiều hội nghị, hội thảo, ông chỉ nghe các chuyên gia “kể tội” người nông dân, rồi nêu các thách thức này nọ nhưng không tìm ra được các giải pháp để giải quyết dứt điểm.

- Nhà nông cay đắng đổ bỏ hành tây – Tác giả Duy Hậu. Bài báo cho biết, giá cả xuống thấp, thời tiết bất lợi cho việc tích trữ đã khiến nông dân tỉnh Lâm Đồng phải mang hàng trăm tấn hành tây đổ bỏ. Đây đã là vụ thứ 2 liên tiếp, người trồng hành tây “cay mắt”, rơi lệ với nông sản này. Theo tìm hiểu của phóng viên báo Nông thôn Ngày nay, hiện giá hành tây so với đầu vụ đã tăng lên và đạt mức cao nhất là 2.900 đồng/kg. Việc giá tăng như vậy đã khiến nhiều nông dân thêm hy vọng nên hàng chục ngàn tấn hành vẫn nằm trong kho. Ông Lê Văn Minh - Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lâm Đồng, cho rằng, cần phải xây dựng hệ thống dự báo thị trường nhằm giải rủi ro đến mức thấp nhất cho nông dân. Đồng thời, nông dân dựa vào dự báo đó mà có lựa chọn cây trồng phù hợp.

- Siêu lợi nhuận từ cà chua tím – Tác giả Duy Hậu. Bài báo đề cập, gia đình chị Phạm Thị Xuân Thủy thôn K’Long C, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng là người đầu tiên tại địa phương đưa giống cà chua tím từ nước ngoài về trồng. Tháng 8/2014, có được hạt giống nhập về từ Pháp, vợ chồng chị Thủy bắt tay ngay vào việc trồng thử nghiệm với trên 200 cây đầu tiên trong nhà kính. Vợ chồng chị Thủy không trồng trực tiếp cà chua xuống đất mà trồng từng gốc vào bầu đất, phân hữu cơ và sơ dừa để tiện cho việc tưới nhỏ giọt, phun sương. Sau hơn 3 tháng chăm sóc, cà chua tím bắt đầu cho thu hoạch những lứa quả đầu tiên. Bình quân, một sào trồng được khoảng 3.000 gốc cà chua tím, mỗi gốc cho thu nhập từ 5 - 7kg, một vụ sẽ thu khoảng 15 tấn quả, bán thấp nhất với giá 50.000 đồng/kg như hiện nay, trừ chi phí đầu tư, nhà vườn thu về trên dưới 400 triệu đồng/vụ. 

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Cấp nhãn hiệu bảo hộ Chả cá Quy Nhơn – Tác giả Hùng Phiên

- Xây dựng vườn lan theo công nghệ Israel – Tác giả Công Tâm

- Đạm Hà Bắc cung cấp thêm 500.000 tấn urê/năm – Tác giả Anh Thư

- Ưu tiên vốn khôi phục rừng phòng hộ ven biển – Tác giả A.T

CÁC THÔNG TIN NÔNG NGHIỆP KHÁC

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài:      

- Chấm dứt nắng nóng trên cả nước – Tác giả Đ. Thành

- Một tỉnh nhập khẩu gần 1,1 triệu tấn ngô – Tác giả Đ.Q

- Thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm – Tác giả Minh Phúc

- Triển khai nhanh thủ tục cho ngư dân vay vốn theo Nghị định 67 – Tác giả Mạnh Tuấn

- Tham gia TPP, chăn nuôi phải làm gì? – Tác giả Thanh Sơn

- Sốc với urê tăng trên triệu đồng/tấn – Tác giả Đỗ Quyên

- Không để thất thoát nước – Tác giả Hải Yến

- Một số giống lạc chịu hạn – Tác giả Nguyên Khê

- Nước mắt người trồng chè xứ nghệ - Tác giả Võ Văn Dũng

- Nghệ An: Công bố thiên tai hạn hán – Tác giả PV

- Căng sức chống hạn – Tác giả Đình Thung

- Bài học từ những quốc gia mía đường hàng đầu – Tác giả MP

- Truy quét “thú tặc” – Tác giả minh Sáng

- Tăng cường đào tạo cán bộ điều hành HTX – Tác giả Lê Hoàng Vũ

- Đăk Lăk: Đề nghị công nhận thêm 3 xã – Tác giả Mạnh Tuấn

- Hải Phòng: Hỗ trợ 320.000 tấn  xi măng – Tác giả Hân Minh

- Gửi về Vũ Quang – Hà Tĩnh: Dân kêu trời máy gặt hỗ trợ - Tác giả Hoàng Anh – Phước Đạt

- Xã không túi ni lông – Tác giả Sông La

2. Báo Nông thôn Ngày nay đăng các tin, bài:

- Bình Định: Nghiệm thu 2 mẫu tàu cá – Tác giả Hùng Phiên

- Hỗ trợ hộ nghèo xây nhà tránh bão, lụt: Chậm tiến độ vì thiếu vốn – Tác giả An Sơn

- Về việc đề xuất bỏ 31 phí kiểm dịch gia cầm: làm sao vẹn cả đôi đường? – Tác giả Thanh Xuân

- Hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi bị thiệt hại do thiên tai – Tác giả Lê Chiên

- Ăn theo Ba Bể ngọt lành: Kỳ 2: Thong dong ngư phủ - Tác giả Gia Tưởng

- Quảng Ngãi: Công trình thủy lợi phát huy tốt hiệu quả  - Tác giả Nghĩa Đại

- Xã Quế Lộc (Quảng Nam): Dân biết, dân làm và dân hưởng lợi – Tác giả Dũ Tuấn – Đại Nghĩa

- Xây dựng xã nghèo theo hướng đô thị ở Quế Trung (Quảng Nam): Nhờ kinh tế vườn và trang trại – Tác giả Đoàn Hồng – Dũ Tuấn

- Vải thiều Bắc Giang: Vượt trội nhờ công nghệ - Tác giả Đăng Quang – Lê Nga

- Công nghệ sau thu hoạch là chìa khóa thành công – Tác giả Trần Quang.