I- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG

          (Kinh phí hỗ trợ từ nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia):

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các bài:

- Tà Nung vàng ruộm mùa ngô – Tác giả Hồng Nhung. Vụ xuân hè 2022, ngô được mùa, đặc biệt thị trường giá ngô tăng cao (ngô khô thương lái mua tại dân giá 7.000 - 8.000 đ/kg) nên bà con vùng cao vô cùng phấn khởi. Tà Mung, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu là xã có 100% đồng bào người Mông, Thái cư trú, điều kiện sống của người dân nơi đây còn nhiều khó khăn. Đầu vụ ngô xuân hè năm 2022, cán bộ xã và cán bộ các thôn bản tích cực vận động bà con trồng ngô trên toàn bộ diện tích nương 165ha ngô (đạt 103% kế hoạch). Vụ xuân hè năm nay, ngô sinh trưởng và phát triển rất tốt. Đến giữa tháng 7, bà con đã thu hoạch được khoảng 2/3 diện tích gieo trồng, sản lượng trung bình đạt 45 tạ/ha, cao hơn so với mọi năm khoảng 2 tạ/ha. Sản lượng chung toàn xã ước đạt khoảng 688 tấn. Năm nay, do thị trường giá ngô tại nước ta tăng rất cao, nên hiện ngô hạt khô thương lái đang mua cho bà con lên tới khoảng 7.000 - 8.000đ/kg, giúp bà con lãi khá và có thu nhập đáng kể. 

- Nguy cơ “đói” sắn nguyên liệu vì bệnh khảm lá – Tác giả Minh Quý. Ngày 28/7, Cục Bảo vệ thực vật, Tổ chức FAO tại Việt Nam cùng Sở Nông nghiệp và PTNT Đắk Lắk tổ chức hội thảo về thực trạng và giải pháp phòng chống bệnh khảm lá sắn ở Việt Nam. Theo báo cáo của Cục bảo vệ thực vật, bệnh khảm lá sắn được phát hiện gây hại vào tháng 5/2017 tại xã Tân Hà, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh, sau đó lây lan nhanh sang các huyện khác trong tỉnh. Virus gây bệnh khảm lá sắn có nguy cơ lây lan rất nhanh, gây hại nghiêm trọng các vùng trồng sắn tại Việt Nam. Ông Nguyễn Quý Dương, Phó Cục trưởng Cục bảo vệ thực vật cho biết, hiện việc kiểm soát khâu tiêu hủy nguồn bệnh và công tác kiểm dịch thực vật nội địa không hiệu quả; việc phun thuốc phòng trừ bọ phấn trắng khó thực hiện do sắn được trồng chủ yếu ở vùng đồi núi, khô hạn; thời vụ trồng sắn kéo dài, xuống giống liên tục, nguồn bệnh thường xuyên xuất hiện trên đồng ruộng.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Thừa Thiên Huế: Hơn 3.000 ha lúa hè thu nhiễm sâu bệnh – Tác giả Công Điền;

- Rầy lung trắng bùng phát mạnh, cảnh giác bệnh lùn sọc đen – Tác giả Trung Quân;

2. Tạp chí Kinh tế nông thôn đăng các bài:

- OCOP nâng chất nhãn hiệu “Cá khô bổi U Minh – Tác giả Trần Hiếu. Sản phẩm “Cá khô bổi U Minh” đã được Cục Sở hữu trí tuệ  - Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận nhãn hiệu tập thể và là sản phẩm ẩm thực nổi tiếng của Cà Mau từ khá lâu. Gần đây, địa phương quan tâm, xây dựng sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP nên càng được thị trường đánh giá cao. Cá bổi (sặc rằn) là loài cá đồng phổ biến ở Cà Mau. Loại cá này làm khô ăn ngon nên từ lâu đã là một trong những món ẩm thực có tiếng của Cà Mau. Ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Trần Văn Thời, cho biết, từ khi được công nhận nhãn hiệu tập thể, nghề làm khô bổi tại địa phương phát triển khá nhanh. Khi cơ sở đạt tiêu chuẩn OCOP càng khẳng định được chất lượng sản phẩm. Hiện nay, cơ quan chức năng trong tỉnh đang xây dựng sàn giao dịch điện tử, đây là hướng hỗ trợ phát triển thị trường cho các sản phẩm OCOP của địa phương rất khả quan.

- Trồng rau sạch, mô hình cũ nhưng thiết thực – Tác giả Vũ Thuyên. Không chỉ ở khu vực nông thôn vùng sâu, vùng xa mà ngay tại trung tâm thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, nhiều gia đình đã tận dụng mảnh đất sẵn có để trồng rau sạch, vừa giải quyết được  nỗi lo thực phẩm bẩn, vừa có thêm thu nhập. Trồng rau sạch không còn là mô hình mới nhưng luôn cần thiết để tạo không gian xanh và góp phần nâng cao sức khỏe cho chính gia đình, người thân, bà con hàng xóm. Sắp tới, Hội LHPN phường sẽ phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội tạo điều kiện cho chị em trong tổ hợp tác vay từ nguồn vốn giải quyết việc làm để mở rộng sản xuất.

- Vượt thăng trầm, cây mía đang hồi sinh – Tác giả P.V. Mía là một trong những cây trồng chủ lực của các địa phương khu vực phía Đông và Đông Nam tỉnh Gia Lai gắn với 2 nhà máy chế biến tại thị xã An Khê và huyện Ayun Pa. Hơn 20 năm gắn bó với cây mía, ông Trương Ngọc Thọ, thôn Quyết Thắng, xã Ia Sao, thị xã Ayun Pa cho biết: Với 5ha mía lưu gốc, vụ ép vừa rồi, tôi đã cung cấp cho Công ty TNHH MTV Thành Thành Công Gia Lai hơn 400 tấn mía cây, lợi nhuận đạt hơn 200 triệu đồng. Vụ này, được công ty đầu tư vốn, hỗ trợ các khâu làm đất, trồng, bón phân nên tôi quyết định trồng thêm 1ha. Nhờ thời tiết thuận lợi nên cây mía phát triển tốt, hứa hẹn cho năng suất cao. Nếu giá ổn định như vụ trước thì lợi nhuận sẽ tăng cao.

- Làm kinh tế trang trại theo quy trình VietGAP nâng tầm giá trị cây ăn trái – Tác giả Tiến Hạnh. Để phát triển kinh tế, làm giàu cho gia đình và xã hội, không ít nông dân trên địa bàn xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên tỉnh Bình Dương đã mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất theo trang trại. Anh Nguyễn Trung Thảo, chủ trang trại Nguyễn Trung Thảo ở ấp Chánh Hưng hiện sở hữu hơn 40ha vườn cây ăn trái và đã xây dựng mô hình kinh tế trang trại được hơn 20 năm. Sản phẩm cam sành, cam xoàn và quýt đường của trang trại luôn cho chất lượng bảo đảm nhờ trồng theo quy trình VietGAP. Anh Thảo cho biết trang trại của anh được tái chứng nhận VietGAP trên cây có múi nhờ nghiêm túc giữ vững quy trình sản xuất. Trung bình 1ha vườn cây cho thu hoạch 30 tấn/năm, doanh thu đạt 400 - 500 triệu đồng/năm. Nhờ hàng hóa bảo đảm chất lượng nên anh luôn duy trì được khách hàng thân thiết. Với những kết quả khả quan mang lại từ việc áp dụng quy trình VietGAP, anh Thảo tin tưởng mô hình sẽ thu hút được thị trường khách hàng mới.

- Đan Sâm “Bén đất” Mang Yan mở hướng phát triển kinh tế - Tác giả Nguyên Diệp. Bà Nguyễn Hồng Dịu, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc HTX Dược liệu xanh Mang Yang, cho biết: “Đan sâm là cây dược liệu được dùng trong những bài thuốc Đông y có công dụng thông huyết mạch, giảm đau khớp, viêm phế quản cấp mạn tính… Năm 2019, tôi tìm mua giống về trồng thử nghiệm khoảng 500m2 với mục đích chế biến khô, ngâm rượu và nấu cao phục vụ nhu cầu sử dụng cho gia đình chứ chưa nghĩ đến cung cấp ra thị trường”. Cây đan sâm trồng chỉ sau 1 năm là thu hoạch, chi phí đầu tư khoảng 50 - 70 triệu đồng/ha. Theo ước tính của bà Dịu, 1 ha đan sâm thu hoạch  khoảng 7,4 tấn tươi, chế biến thành hơn 3 tấn khô. Giá đan sâm bán trên thị trường hiện dao động ở mức 180 - 230 ngàn đồng/kg. Trừ chi phí, người trồng có lợi nhuận khoảng 200 triệu đồng/ha.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Thành lập HTX nuôi hươu đầu tiên ở vùng ĐBSCL – Tác giả Nhật Trường;

- Kinh doanh giỏi với mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao – Tác giả phan Anh;

- Sắp diễn ra Lễ hội sầu riêng huyện Krông Pắc lần thứ 1 – Tác giả Thanh Tâm;

- Cấp 3.646 mã số vùng trống đối với rau, củ quả - Tác giả Minh Long;

- Người nuôi tôm phấn khởi, tạo đà ngành thủy sản phát triển mạnh – Tác giả Tấn Thái.

II. THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài

- Ngân hàng cần thay đổi “Khẩu vị tín dụng” đối với lĩnh vực nông nghiệp :

+ Thừa vốn nhưng không thể tiếp cận – Tác giả Minh Phúc;

+ Cần có hướng dẫn cụ thể về tín dụng nội bộ - Tác giả Linh Linh – Hoàng Giang;

+ Ngân hàng sẵn sàng rót vốn – Tác giả Trung Quân;

- Xúc tiến đầu tư vào nông nghiệp nông thôn cần doanh nghiệp”đầu tàu” dẫn dắt nông dân – Tác giả Minh Đảm – Hữu Đức;

- Tri thức hóa nông dân: Bài 10: Thứ tinh dầu còn đắt hơn cả nước hoa – Tác giả Dương Đình Tường;

- Đổi thay ở xóm người Mông Lân Quang – Tác giả Đồng Vân Thưởng – Đào Thanh;

- Cây trúc sao đồng hành cùng người thiểu số thoát nghèo – Tác giả Toán Nguyễn;

- Bệnh chết cây con dưa hấu – TS. Nguyễn Minh Tuyên;

- Kiểm soát dịch bệnh, tái đàn lợn ở Thừa Thiên Huế: Tỉnh vẽ kế hoạch, huyện gánh còng lung – Tác giả Công Điền;

- Phân đầu trâu chuyên dùng nâng cao năng suất, chất lượng cà phê – Tác giả GS. Mai Văn Quyền;

- Công trình thủy lợi đang bị xâm hại tràn lan: Cần giải pháp đồng bộ - Tác giả Ngọc Khanh – Minh Hậu;

- Ưu thế vượt trội của Tấn Vương – Tác giả Bích Diễm.

2. Tạp chí Kinh tế nông thôn đăng các tin, bài:

- Để mắc ca Việt thực sự là “nữ hoàng” quả khô – Bài 1: Thị trường lợi thế, lợi ích và khó khăn – Tác giả Hoàng Văn;

- Nhân rộng các mô hình VAC hiệu quả, góp phần xóa đói giảm nghèo ở xứ Lạng – Tác giả Thanh Tâm;

- Phát triển kinh tế vườn gắn với du lịch sinh thái – Thay đổi diện mạo nông thôn – Tác giả Phạm Trang;

- Gieo no ấm giữa cao nguyên đá – Tác giả Nhật Nam;

- Để cà phê đặc sản khẳng định thế đứng: Cần gỡ nhiều nút thắt – Tác giả Hoàng Văn;

- Chanh leo xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc: Cơ hội và thách thức – Tác giả Thanh Xuân;

- Người dân Thường Tín đồng sức thu hẹp khoảng cách với nội thành – Tác giả Yến Như;

- Giá thịt lợn Trung Quốc tăng trở lại gây lo ngại cho toàn cầu – Tác giả Chanh;

- Phát triển chiến lược logistics “liên vùng, liên vận” tại miền Trung – Tác giả Kim Tuyền.