Phát triển đàn gia súc vùng đồng bào dân tộc thiểu số là yêu cầu xuất phát từ tình hình thực tiễn của Điện Biên, trong đó đề cao vai trò của kinh nghiệm chăn thả mang yếu tố bản sắc văn hóa, tập tục của vùng miền. Đồng thời phát triển nhanh chăn nuôi gia súc ăn cỏ (trâu, bò, dê) theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung theo chuỗi giá trị, có thị trường tiêu thụ ổn định, có sức cạnh tranh cao, có hiệu quả và phát triển bền vững; trở thành ngành sản xuất chủ lực của tỉnh.

Dự án được triển khai có quy mô vỗ béo 126 trâu với sự tham gia của 50 hộ. Trong quá trình triển khai dự án, được sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật khuyến nông tỉnh, các hộ thực hiện đã áp dụng nghiêm ngặt kỹ thuật vỗ béo. Nguồn thức ăn thô xanh sẵn có tại địa phương được sử dụng tối ưu, kết hợp thức ăn hỗn hợp vỗ béo cho trâu. Khả năng tăng trọng của trâu loại thải đạt bình quân 768 g/con/ngày. 100% số hộ tham gia dự án xử lý chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm sinh học, từ đó thu được hơn 9.000 kg phân hữu cơ vi sinh giàu dinh dưỡng bón cho cây trồng, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Có thể nói, việc thực hiện mô hình đã giúp người dân tăng hiệu quả kinh tế lên trung bình 17% so với phương pháp nuôi truyền thống. Vì vậy người dân yên tâm tiếp tục nhân rộng mô hình. Mô hình cũng bước đầu giúp thay đổi nhận thức của người dân, ạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, chế biến thức ăn và phòng trừ bệnh, góp phần nâng cao thu nhập cho chính gia đình họ.

leftcenterrightdel
Anh Quàng Văn Lợi (áo xanh) ở bản Bó Giáng, xã Quài Nưa, huyện Tuần Giáo đang  chăm sóc đàn trâu 

Hoàng Khắc Tân

Trung tâm KN - Giống cây trồng, vật nuôi Điện Biên