Các hộ tham gia mô hình được Nhà nước hỗ trợ 50% giống và phân bón, được cán bộ kỹ thuật Khuyến nông tập huấn về kỹ thuật thâm canh cây lạc. Thông qua lớp tập huấn, các hộ đã tiếp thu tốt các tiến bộ kỹ thuật về thâm canh cây lạc trong vụ Thu Đông áp dụng tốt vào đồng ruộng của mình.

Từ thực tế triển khai mô hình cho thấy, mặc dù vụ Thu Đông năm 2024, đầu vụ có mưa nhiều, ảnh hưởng đến khâu trồng và chăm sóc. Tuy nhiên, được sự chỉ đạo sát sao của cán bộ khuyến nông và tập trung chăm sóc của bà con nông dân, áp dụng tốt các kỹ thuật, nên cây lạc sinh trưởng, phát triển tốt, sạch sâu bệnh.

Bà Mai Thị Hằng – Phó Giám Đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Hậu Lộc cho biết: Mô hình được triển khai với mục đích giúp bà con nông dân ứng dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất từ khâu làm đất, chọn giống, trồng, chăm sóc đến thu hoạch, gắn sản xuất với tiêu thụ. Đặc biệt trong điều kiện giá cả vật tư đầu vào có nhiều biến động, đầu ra khó khăn thì việc triển khai mô hình tại địa phương là hết sức cần thiết. Qua đánh giá thực tế cho thấy, đây là mô hình có triển vọng, mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập cho người nông dân, năng suất trong mô hình đạt trên 35 tạ/ha, hiệu quả kinh tế cao hơn so với đại trà 10-20%. Toàn bộ sản phẩm của mô hình đã được doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu. Tin tưởng với hiệu quả mô hình đem lại sẽ tiếp tục được nhân rộng trong thời gián sắp tới./.

leftcenterrightdel
 Mô hình “Ứng dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lạc gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm” 

Nguyễn Trọng Minh

Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa