Tuy nhiên, những năm trở lại đây đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số đã có những bước chuyển biến tích cực. Một trong những nguyên nhân của sự chuyển biến này là Cao Bằng đã chú trọng phát triển toàn diện chính sách, pháp luật về dân tộc và tôn giáo.

Tỉnh xác định phát triển nông - lâm – ngư nghiệp là một trong những mũi nhọn để phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số. Chính vì vậy, tỉnh ưu tiên phát triển ngành nông nghiệp, hình thành các trang trại, HTX sản xuất theo hướng chuỗi giá trị hàng hóa. Quy mô sản xuất nông nghiệp có sự tăng trưởng nhanh, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp bình quân của tỉnh có sự tăng trưởng đều qua các năm, trung bình hàng năm tăng trưởng 3,0%.

Bên cạnh đó, công tác khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp, hợp tác xã trong và ngoài tỉnh đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh hướng đến sản xuất hàng hóa theo hướng nông nghiệp thông minh, nông nghiệp sản xuất hàng hóa gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm được chú trọng thực hiện. Ngày 12/7/2019 tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 20/2019/NQ-HĐND về việc ban hành các chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, tạo hành lang cơ chế, chính sách thông thoáng, môi trường tiềm năng để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông lâm nghiệp.

Đặc biệt trong lĩnh vực chăn nuôi đã thu hút được 35 dự án đầu tư. Trong đó, 18 dự án đầu tư nuôi lợn, 7 dự án đầu tư nuôi trâu bò, 9 dự án chăn nuôi tổng hợp (lợn, gà, bò, dê, thủy sản), 1 dự án đầu tư vào chế  biến sản phẩm; có 19/35 dự án được UBND tỉnh cấp Quyết định chủ trương đầu tư. Điển hình là dự án chăn nuôi bò sữa tại huyện Quảng Hoà là dự án mang tính đột phá, trọng tâm, trọng điểm của tỉnh trong giai đoạn 2021 – 2025 với quy mô 10.000 con, mở ra hướng tiếp cận, hướng đi mới trong việc thay đổi cơ cấu trong sản xuất chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

Cao Bằng duy trì ổn định diện tích gieo trồng hàng năm. Tổng sản lượng cây có hạt đạt 296.345 tấn đạt 106,3% kế hoạch vào năm 2022. Lương thực bình quân đầu người đạt 296,345 tấn (2022) tăng 6.142 tấn so năm 2021.

leftcenterrightdel

Doanh nghiệp đến thu mua ngô trong mô hình “Sản xuất ngô lai hàng hóa cung cấp nguyên liệu cho chế biến mì ngô tách đường” tại thị trấn Nước Hai, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng 

Việc phát triển thủy sản trong các năm qua cũng được quan tâm triển khai thực hiện. Những năm gần đây đã bắt đầu hình thành các mô hình chăn nuôi cá lồng bè tại các khu vực sông và lòng hồ thủy điện. Về chủng loại thủy sản của tỉnh chủ yếu là cá trắm, chép, rô phi, trôi, trê,… Ngoài ra có một số giống đặc sản, đặc hữu của địa phương như cá bỗng, chiên, anh vũ, trầm xanh… Tổng sản lượng thủy sản năm 2022 đạt gần 599 tấn, tăng 0,74% so với năm 2021. Cá bỗng là đối tượng thủy sản cao cấp mà ngành nông nghiệp tỉnh Cao Bằng hướng đến nhằm đa dạng đối tượng nuôi, nâng cao giá trị thương phẩm cho ngành nuôi trồng của tỉnh.

leftcenterrightdel
Mô hình nuôi cá bỗng trong lồng bè trên sông và hồ chứa gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm tại thị trấn Hòa Thuận, huyện Quảng Hòa 

Công tác bảo vệ và phát triển rừng được chú trọng, hàng năm đều có diện tích trồng mới, diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn được bảo vệ và phát huy tác dụng phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái, diện tích rừng tự nhiên được khoanh nuôi phục hồi, tăng diện tích có rừng. Trong 13 năm, toàn tỉnh đã trồng mới được 16.635ha rừng, trong đó rừng phòng hộ, đặc dụng 4.604ha, rừng sản xuất 12.031ha. Tỉ lệ che phủ rừng tăng từ 49,5% năm 2008 lên 55,29% năm 2020.

Cao Bằng cũng chú trọng phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn. Các hình thức tổ chức sản xuất đã có nhiều chuyển biến tích cực: số lượng hợp tác xã nông nghiệp toàn tỉnh là 149 HTX; hoạt động sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã đã được đổi mới về công tác quản lý, đa dạng hơn về sản phẩm; các tiến bộ khoa học đã được đưa vào sản xuất, chất lượng hoạt động ngày một nâng cao. Các mô hình khuyến nông liên kết tiêu biểu như: liên kết sản xuất giống lạc vụ hè thu với Công ty TNHH nông lâm nghiệp huyện Hà Quảng; mô hình sản xuất ngô lai hàng hóa cung cấp nguyên liệu cho chế biến mì ngô tách đường; mô hình liên kết sản xuất cây ngô ngọt gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm hướng tới tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung… 

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cũng đã đạt được những kết quả quan trọng sau hơn 10 năm thực hiện, từ xuất phát điểm (năm 2010) toàn tỉnh chưa có xã nào đạt chuẩn nông thôn mới, tiêu chí bình quân đạt 2 tiêu chí/xã, đến hết năm 2020, đã có 17 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng số tiêu chí bình quân lên trên 11,06 tiêu chí/xã, không còn xã dưới 05 tiêu chí. Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) cũng đạt được kết quả tích cực, tính đến nay toàn tỉnh Cao Bằng có 58 sản phẩm được công nhận và xếp hạng đạt sao OCOP cấp tỉnh, trong đó có 3 sản phẩm đạt 4 sao, còn lại là các sản phẩm đạt 3 sao.

 Tỉnh quan tâm thực hiện tốt công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, các chương trình đào tạo nghề phù hợp với trình độ, điều kiện kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động tại địa phương. Giai đoạn 2020- 5/2023 tỉnh đã thực hiện 98 lớp đào tạo nghề cho 2.326 người từ nguồn ngân sách Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

Việc áp dụng tốt các chính sách phát triển nông nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số Ngành nông nghiệp đã góp phần nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc tại các vùng còn nhiều khó khăn, xóa đói giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các dân tộc, đảm bảo sự phát triển của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo kịp sự phát triển của đất nước.

Phùng Thị Hồng Lan

Trung tâm Khuyến nông và Giống NLN Cao Bằng