Trong bài trình bày về “Sự phù hợp của kinh tế tuần hoàn trong sản xuất cà phê, vai trò Khuyến nông cộng đồng”, TS. Nguyễn Viết Khoa, Trưởng phòng Đào tạo huấn luyện, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã nêu lên các vấn đề chung về kinh tế tuần hoàn và sự phù hợp của kinh tế tuần hoàn trong sản xuất cà phê, đặc biệt vai trò của khuyến nông cộng đồng trong liên kết giữa các bên trong tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cà phê. Để làm tốt được điều này, các nhà quản lý, chính quyền địa phương sẽ đưa ra các chính sách hợp lý hỗ trợ khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã. Các doanh nghiệp sẽ hỗ trợ cung cấp vật tư nông nghiệp đầu vào và thu mua sản phẩm. Khuyến nông cộng đồng sẽ được tập huấn, nâng cao năng lực để cung cấp dịch vụ cà phê chứng nhận, thu mua cà phê; Nông dân sản xuất sẽ được tiếp cận thông tin thị trường và chính sách một cách chính thống và nhanh nhất, được kết nối dịch vụ bất cứ khi nào cần. Các hợp tác xã sẽ lập kế hoạch và tổ chức sản xuất đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu của thị trường.

leftcenterrightdel
TS. Nguyễn Viết Khoa, trưởng phòng ĐTHL – Trung tâm KNQG chia sẻ liên kết giữa các bên trong tổ chức sản xuất chuỗi cà phê bền vững 

Tham luận tại hội nghị, ông Đới Văn Cương, cán bộ Trung tâm Khuyến nông Kon Tum – Tổ trưởng tổ khuyến nông cộng đồng xã Đắk Ma, xã Đắk Hà cho biết: Năm 2024, Tổ đã hợp đồng với Công ty TNHH Vĩnh Hiệp mở rộng vùng nguyên liệu cà phê 4C trên địa bàn tỉnh Kon Tum; Tổ chức 50 lớp tập huấn sản xuất cà phê 4C, hỗ trợ các hộ nông dân hoàn thiện hồ sơ 4C theo quy định, hỗ trợ công ty ký kết thỏa thuận hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cà phê 4C. Thời gian tới tổ sẽ tiếp tục hỗ trợ HTX Thế hệ mới Đăk Mar xây dựng kế hoạch thu mua sản phẩm cà phê 4C; Hỗ trợ Công ty TNHH Vĩnh Hiệp mở rộng vùng nguyên liệu cà phê đạt chuẩn 4C, hỗ trợ Công ty cổ phần phân bón Bình Điền triển khai Chương trình canh tác cà phê thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

 

Phát biểu tại tọa đàm, ông Đặng Văn Tuấn - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kon Tum cho biết, Kon Tum là 1 trong 13 tỉnh trong cả nước được lựa chọn tham gia thực hiện Đề án vùng nguyên liệu và Đề án khuyến nông cộng đồng. Kết quả trong 2 năm, tại Kon Tum đã thành lập được 02 tổ khuyến nông cộng đồng xã Đắk Ma và Tổ khuyến nông cộng đồng xã Hà Mòn để hỗ trợ mở rộng vùng nguyên liệu cà phê đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu tại huyện Đắk Hà. Hai tổ này đã và đang hoạt động rất tích cực, hỗ trợ kết nối doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cà phê đạt tiêu chuẩn 4C, canh tác cà phê thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu. Ngoài 2 tổ thuộc Đề án, hiện tại tỉnh Kon Tum đã nhân rộng thành lập 72 tổ khuyến nông cộng đồng tại các xã với sự tham gia của 609 thành viên để hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, đáp ứng chỉ tiêu “13.5 – có tổ khuyến nông cộng đồng hoạt động hiệu quả” thuộc Bộ tiêu chí quốc gia xã nông thôn mới. Việc lựa chọn các thành viên tham gia tổ khuyến nông cộng đồng, đặc biệt là tổ trưởng tổ khuyến nông cộng đồng có vai trò rất quan trọng, mang tính chất quyết định đối với hoạt động của tổ sau này - ông Tuấn cho biết.

 

Tại hội thảo các đại biểu đã thảo luận về khó khăn vướng mắc và các giải pháp nhằm giúp các tổ khuyến nông cộng đồng trong triển khai các hoạt động hỗ trợ các hợp tác xã và người dân áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất cà phê chứng nhận. Các đại biểu cũng cho rằng để các tổ khuyến nông cộng đồng hoạt động hiệu quả cần có sự hỗ trợ kinh phí, trang thiết bị và thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực cho tổ khuyến nông cộng đồng. Các cán bộ khuyến nông cộng đồng cũng cần có sự vào cuộc tốt hơn nữa để thúc đẩy mối liên kết giữa doanh nghiệp và người dân tiêu thụ sản phẩm cho người dân.

 

Bế mạc tọa đàm, TS. Nguyễn Viết Khoa đã ghi nhận các ý kiến đóng góp của các địa biểu. Thời gian tới Ban chỉ đạo Đề án khuyến nông cộng đồng Trung ương (Trung tâm Khuyến nông Quốc gia) tiếp tục ban hành các văn bản hướng dẫn xây dựng kế hoạch của tổ khuyến nông cộng đồng, bộ tiêu chí về đánh giá tổ khuyến nông cộng đồng hoạt động hiệu quả phù hợp hơn với địa phương. Tiếp tục cập nhật các tài liệu đào tạo ToT, ToF về sản xuất cà phê bền vững, bổ sung một chuyên đề đào tạo về sản xuất cà phê không gây mất rừng. Tăng cường các hoạt động truyền thông, hướng dẫn sử dụng công cụ chuyển đổi số (Mobile App Khuyến nông xanh) để khuyến nông cộng đồng sử dụng cập nhật các thông tin mới. Tăng cường hợp tác công tư (PPP) giữa các doanh nghiệp, khuyến nông cộng đồng và người dân về sản xuất cà phê chứng nhận, khuyến nông cộng đồng với trong sản xuất cà phê có xuất xứ nguồn gốc, kêu gọi hỗ trợ từ các doanh nghiệp như máy tính, thiết bị giảng hiện trường để hỗ trợ cho các tổ khuyến nông cộng đồng.

 

Theo kế hoạch, từ tháng 9/2024, Trung tâm Trung tâm KNQG phối hợp với Tổ chức diễn đàn cà phê toàn cầu (GCP) tổ chức các lớp tập huấn và hội thảo, tọa đàm về sử dụng cà phê có trách nhiệm trong sản xuất cà phê bền vững nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ khuyến nông, đặc biệt là khuyến nông cộng đồng vùng Tây Nguyên về sử dụng hợp lý nguồn vật tư đầu vào, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc thu gom và quản lý chất thải nông nghiệp một cách có trách nhiệm góp phần phát triển vùng nguyên liệu cà phê bền vững./.

leftcenterrightdel
 Đới Văn Cương, cán bộ Trung tâm Khuyến nông Kon Tum – Tổ trưởng tổ khuyến nông cộng đồng xã Đắk Ma, xã Đắk Hà chia sẻ về hoạt động hỗ trợ của tổ KNCĐ trong sản xuất cà phê chứng nhận 4C tại mô hình sản xuất cà phê chứng nhận tại xã Đắk Ma, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum

Thanh Huyền

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia