1. Trước khi bão đổ bộ
- Theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo thời tiết, diễn biến của cơn bão để kịp thời ứng phó với tình hình diễn ra.
- Rà soát, gia cố các công trình bảo vệ sản xuất nông nghiệp như nhà lưới, nhà màng, kho chứa vật tư, hệ thống tưới.
- Đối với cây rau màu: thu hoạch sớm những diện tích đến kỳ thu hoạch; che phủ nylon hạn chế mưa làm dập nát cây.
- Đối với cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm:
+ Tỉa bớt cành, buộc cành chống đổ đối với cây cao, tán rộng.
+ Thu hoạch sớm những diện tích cây có quả đã chín hoặc sắp thu hoạch.
+ Gia cố trụ đỡ, nhất là với cây trồng theo giàn như hồ tiêu, thanh long, chanh dây, bí xanh, đậu cove.
- Đối với cây lâm nghiệp:
+ Kiểm tra, gia cố hệ thống rào chắn, biển cảnh báo, khu vực kho bãi tập kết gỗ, giống cây trồng.
+ Dừng các hoạt động khai thác, vận chuyển gỗ, cây trồng lâm nghiệp ở khu vực dễ sạt lở, nguy cơ cao.
+ Đối với diện tích rừng trồng mới, tiến hành buộc cây, cắm cọc bảo vệ cây con, khơi rãnh tiêu thoát nước.
2. Trong khi bão xảy ra
- Tuyệt đối không ra đồng, rừng hoặc làm việc ngoài trời.
- Tránh trú trong các nhà kho, công trình tạm bợ dễ đổ sập.
- Duy trì thông tin liên lạc và phối hợp với lực lượng phòng chống thiên tai tại địa phương.
3. Sau khi bão tan
- Khẩn trương kiểm tra, đánh giá mức độ thiệt hại đối với cây trồng, cây lâm nghiệp, báo cáo cho các cơ quan chức năng tại địa phương.
- Thực hiện tiêu nước kịp thời trên các ruộng, vườn bị úng.
- Cắt tỉa cành gãy, dọn sạch tàn dư thực vật để tránh sâu bệnh phát sinh.
- Bón vôi khử độc, xới xáo đất quanh gốc cây để cây sớm phục hồi.
- Bón phân: ưu tiên phân hữu cơ hoai mục, phân vi sinh, phân bón lá kích thích ra rễ để cây hồi phục nhanh.
- Chuẩn bị giống, vật tư để khôi phục sản xuất vụ tiếp theo nếu thiệt hại lớn.
Hoàng Tuyển Phương
Trung tâm Khuyến nông quốc gia