leftcenterrightdel
Toàn cảnh hội nghị 

Tại hội nghị, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận và thống nhất chương trình nhiệm vụ trọng tâm triển khai Đề án:

Giai đoạn 1 (2024 - 2025): Tập trung củng cố diện tích đã có của Dự án chuyển đổi Nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT) là 180.000 héc-ta, gồm công tác tập huấn, xây dựng kế hoạch, xây dựng hệ thống Đo đạc - Báo cáo - Thẩm định (MRV), kiểm đếm và thí điểm cấp tín chỉ các-bon cho những vùng lúa đạt chuẩn, củng cố các hợp tác xã, duy tu bảo dưỡng một số công trình và chuẩn bị kế hoạch cho giai đoạn 2026 - 2030.

Giai đoạn 2 (2026 - 2030): Xác định cụ thể khu vực trọng tâm để lập dự án đầu tư phát triển vùng lúa chuyên canh chất lượng cao giảm phát thải mới ngoài vùng Dự án VnSAT và sẽ mở rộng thêm 820.000 héc-ta. Tập trung vào các hoạt động như đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho những vùng diện tích mới, tổ chức lại sản xuất, xây dựng chuỗi giá trị, hoàn thiện hệ thống hệ thống MRV, đồng thời duy trì sản xuất bền vững ở những vùng Đề án trong giai đoạn 2024 - 2025.

Từ nay đến năm 2030 thực hiện 4 chương trình, đó là: Nâng cao năng lực cho hợp tác xã và doanh nghiệp tham gia Đề án; Chương trình tín dụng hỗ trợ liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp vùng đồng bằng sông Cửu Long giữa hợp tác xã với các doanh nghiệp; Chương trình hiện đại hóa hạ tầng sản xuất cho 1 triệu ha lúa chất lượng cao; Chương trình thí điểm chi trả các-bon dựa vào kết quả cho 1 triệu ha lúa chất lượng cao.

leftcenterrightdel
 Các đại biểu đã trao đổi, thảo luận và thống nhất chương trình nhiệm vụ trọng tâm triển khai Đề án

Bộ Nông nghiệp và PTNT đã xác định nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2024-2025, theo đó, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia là tổ trưởng Tổ truyền thông và tổ chức khuyến nông cộng đồng nhằm cụ thể hóa việc triển khai Đề án. Tổ có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch hoạt động truyền thông và triển khai lực lượng khuyến nông cộng đồng thực hiện Đề án, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện. Với quan điểm lấy người nông dân là chủ thể, khuyến nông cộng đồng là lực lượng nòng cốt để nâng cao năng lực, đảm bảo phát triển bền vững. Thực hiện phương châm 3 cùng: “cùng tham gia”, “cùng hành động” và “cùng phát triển”. Theo yêu cầu của Đề án, hệ thống khuyến nông sẽ thực hiện một số nội dung, giải pháp trọng tâm:

- Truyền thông nâng cao nhận thức, áp dụng tiến bộ kỹ thật trong canh tác lúa giảm phát thải trên các phương tiện thông tin đại chúng;

- Xây dựng các mô hình trình diễn, tập huấn cho các hộ nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác và các tổ chức của nông dân;

- Tập huấn, chuyển giao cho hộ trồng lúa và hợp tác xã biện pháp canh tác bền vững, biện pháp xử lý rơm rạ, các kiến thức bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, kiến thức quản trị, kinh doanh, thị trường, chuyển đổi số;

- Xây dựng hợp phần khuyến nông đào tạo, chuyển giao công nghệ cho phát triển sản xuất lúa phát thải thấp vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong đó ưu tiên nâng cao năng lực cho tổ chức khuyến nông cộng đồng;

- Hình thành và phát triển lực lượng cán bộ thực hiện nhiệm vụ đo đạc, báo cáo, thẩm định và cấp tín chỉ các-bon.

Để triển khai thực hiện, hệ thống khuyến nông, đặc biệt là lực lượng khuyến nông cộng đồng được xác định đóng vai trò nòng cốt trong quá trình thực hiện, đó là: Khuyến nông đồng hành cùng nông dân, giúp nông dân tổ chức lại sản xuất, đào tạo tập huấn nâng cao năng lực và là cầu nối giữa nông dân với doanh nghiệp. Tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong 2 năm vừa qua, có 5 tỉnh tham gia Đề án “Nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng” là: Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An đã thành lập được 376 tổ khuyến nông cộng đồng (trong đó có 10 tổ thuộc Đề án, 376 tổ mở rộng) với 2.937 thành viên (78 thành viên thuộc Đề án, 2.859 thành viên mở rộng).

Thực hiện kế hoạch truyền thông này sẽ góp phần thông tin tới nông dân và các tác nhân tham gia nhằm thống nhất tư duy, nhận thức chung, tạo sự đồng thuận của cộng đồng, đồng thời nâng cao năng lực tổ khuyến nông cộng đồng để đào tạo lại nông dân, góp phần thực hiện Đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL.

 

leftcenterrightdel
 Lực lượng khuyến nông cộng đồng được xác định đóng vai trò nòng cốt trong quá trình thực hiện Đềán

Đỗ Tuấn - Thu Hằng