Tây Nguyên là vùng trồng cà phê lớn nhất của cả nước với tổng diện tích khoảng: 650 nghìn ha (chủ yếu cà phê vối) năng suất trung bình từ 2,8 - 3,0 tấn nhân/ ha (chiếm 91,5% diện tích và 92,3% sản lượng). Với sản lượng hàng năm khoảng 1,5 - 1,7 triệu tấn, xuất khẩu hơn 80 nước trên thế giới. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay sản xuất cà phê ở Tây Nguyên gặp nhiều thách thức như: diện tích già cỗi lớn, chất lượng thấp, vật tư đầu vào cao, tác động BĐKH, áp lực trồng xen, diện tích manh mún, thất thoát trong thu hoạch, chế biến, tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị còn hạn chế, giá cả biến động …v.v.

 

Trong đề án “Thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022 - 2025” xác định các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai và Kon Tum nằm trong quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu cà phê đạt chuẩn. Cũng như các tỉnh thuộc quy hoạch vùng nguyên liệu đạt chuẩn, tại 4 tỉnh vùng nguyên liệu cà phê cũng là nơi triển khai thí điểm mô hình tổ Khuyến nông cộng đồng (KNCĐ). Sau 02 năm triển khai, 4 tỉnh thuộc vùng nguyên liệu cà phê đã thành lập được 08 tổ KNCĐ thí điểm (thuộc đề án) và 203 tổ KNCĐ mở rộng với tổng số 1.950 thành viên.

 

Nhằm trang bị nâng cao năng lực cho thành viên tổ khuyến nông cộng đồng với mục đích xây dựng vùng nguyên liệu cà phê đạt chuẩn, phát triển bền vững, đáp ứng những yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường xuất khẩu, Văn phòng thường trực TT KNQG tại NTB&TN đã tổ chức 03 lớp tập huấn cho 90 học viên là cán bộ khuyến nông, thành viên tổ KNCĐ của các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông và Gia Lai.

 

Qua nội dung tập huấn, học viên tham gia đã nắm được thông tin của Đề án “Thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022 - 2025”; cập nhật thêm kiến thức tiến bộ kỹ thuật mới trong canh tác cây cà phê, xây dựng và duy trì vùng nguyên liệu cà phê đạt chuẩn bền vững. Học viên cũng nhận thức được vai trò kết nối giữa nông dân với hợp tác xã (HTX), nông dân với doanh nghiệp (DN) trong sản xuất cà phê bền vững; Đồng thời ý thức được nhiệm vụ, vai trò của tổ KNCĐ trong việc thực hiện Đề án.

leftcenterrightdel
 Lớp tập huấn lý thuyết tại hội trường
leftcenterrightdel
Học viên tham quan cơ sở chế biến cà phê tại Đắk Lắk
leftcenterrightdel
 Học viên tham quan mô hình canh tác cà phê bền vững tại Đắk Nông

 

Quang Vinh

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia