leftcenterrightdel
Đoàn truyền thông cùng các các đại biểu tham quan “Mô hình trồng rừng gỗ lớn thâm canh theo hướng quản lý rừng bền vững phục vụ chế biến và xuất khẩu” tại xã Trung Sơn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang 

Nhằm nâng cao năng suất và chất lượng gỗ rừng trồng đạt tiêu chuẩn PEFC/VFCS phục vụ chế biến và xuất khẩu; nâng cao năng lực, vai trò của Hợp tác xã liên kết với doanh nghiệp trong tổ chức sản xuất, cấp chứng chỉ và tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của người trồng rừng Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Trường Đại học Lâm nghiệp tổ chức xây dựng “Mô hình trồng rừng gỗ lớn theo tiêu chuẩn FSC thuộc dự án: “Xây dựng mô hình trồng rừng gỗ lớn thâm canh theo hướng quản lý rừng bền vững phục vụ chế biến và xuất khẩu” triển khai trong 03 năm (2022 - 2024) tại xã Trung Sơn và Đạo Viện, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

Ghi nhận tại mô hình xã Trung Sơn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang cho thấy, dự án đã hướng dẫn các hộ chăm sóc và cung cấp phân bón, tiến hành phát cỏ, tiếp tục tỉa cành lần 1; tổ chức bón phân, chăm sóc lần 2; tổ chức tập huấn kỹ thuật cho các hộ tham gia mô hình khoảng 140 lượt người (trong đó 80 lượt người lớp tập huấn trong mô hình, 60 lượt người lớp tập huấn ngoài mô hình). Hiện cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ sống trung bình đạt trên 95%, đường kính gốc đạt trung bình 6 - 7 cm, chiều cao bình quân 6 - 7 m. Dự án đang chuẩn bị cung cấp cây giống, phân bón năm 2024 và triển khai trồng mô hình theo đúng kế hoạch.

leftcenterrightdel
Cán bộ kỹ thuật kiểm tra tiến độ sinh trưởng và phát triển của cây trồng

Theo anh Lương Văn Thành - hộ dân tham gia dự án tại xã Trung Sơn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, khi tham gia dự án năm 2022 với các giống các giống keo lai mô AH1, AH7, BV16 gia đình anh nhận thấy mật độ trồng 1.600 cây/ha là thưa và việc tỉa cành chưa thực hiện bao giờ nên ban đầu cũng bỡ ngỡ và khó khăn hơn so với các giống cây keo thuần chủng gia đình anh trồng trước đây. Tuy nhiên, khi tham gia tập huấn, anh và 10 hộ dân của huyện Yên Sơn được cán bộ hướng dẫn kỹ thuật, sau 3 tháng các hộ dân nhận thấy kết quả tốt hơn hẳn (giảm được công lao động, tán cây đẹp hơn, cây sinh trưởng và phát triển nhanh hơn…). Được tham gia mô hình gia đình anh Thành cũng như các hộ dân trong dự án biết trồng rừng với mật độ hợp lý, biết chăm sóc bón phân đúng kỹ thuật và nắm vững hơn kỹ thuật tỉa cành, tạo tán.

Theo anh Trần Thanh Sơn - Chủ nhiệm dự án, dự án nhằm tạo ra vùng nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng, tuy chi phí cao hơn, thời gian trồng rừng gỗ lớn dài hơn trồng rừng gỗ nhỏ nhưng hiệu quả mang lại sẽ cao hơn rất nhiều. Mô hình trồng rừng gỗ lớn thâm canh theo hướng quản lý rừng bền vững bước đầu đã tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Mô hình được nhân rộng sẽ là cơ sở giúp bà con nông dân tại địa phương nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo; đặc biệt tạo ra hàng hóa lâm sản có tính cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và xuất khẩu ra thị trường quốc tế.

leftcenterrightdel
Anh Trần Thanh Sơn - Chủ nhiệm dự án chia sẻ về hiệu quả của dự án

Thúy Hiên