Ứng dụng FarMoRe có thể được sử dụng để:

 

- Thu thập thông tin canh tác lúa theo vụ ở cấp đồng ruộng và lưu trữ dữ liệu để theo dõi và so sánh giữa các vụ, các năm, các nông dân, các nhóm nông dân, các vùng, miền để hỗ trợ nông dân đưa ra quyết định và giúp cán bộ kỹ thuật lựa chọn biện pháp hỗ trợ phù hợp.

 

- Ứng dụng này cũng ngay lập tức cung cấp các chỉ số đánh giá phát thải khí nhà kính (tCO2e/ha).

 

- Chia sẻ với nông dân và cán bộ kỹ thuật để tiếp tục cải thiện thực hành canh tác.

 

- Hỗ trợ quản lý sản xuất lúa gạo theo hợp tác xã, đơn vị sản xuất, chương trình cánh đồng lớn và theo hợp đồng sản xuất.

 

FarMoRe phù hợp với định hướng và kế hoạch hành động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bởi:

 

- Giúp nâng cao trình độ, hiểu biết về kiến thức về công cụ số cho nông dân và cán bộ kỹ thuật;

 

- Hỗ trợ và giảm chi phí giám sát, báo cáo cho Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 mà Bộ Nông nghiệp và PTNT đang triển khai.

 

- Hỗ trợ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhân rộng các biện pháp canh tác lúa bền vững, thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh và đáp ứng các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa gạo góp phần góp phần thực hiện các cam kết của Chính phủ tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc lần thứ 26 (COP26), hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

 

- Hỗ trợ triển khai Chiến lược Chuyển đổi số của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

FarMore hướng tới đa dạng người dùng gồm: Nông dân, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý nông nghiệp, doanh nghiệp, hợp tác xã và ưu điểm là: Đơn giản, dễ sử dụng; Số hóa việc ghi chép và lưu trữ thông tin, dễ tìm lại; và Cung cấp thông tin so sánh, hỗ trợ ra quyết định. Và mỗi đối tượng sử dụng thông tin từ FarMoRe với những mục đích khác nhau:

 

- Với nông dân: Theo dõi mức độ sử dụng vật tư đầu vào, thực hành canh tác; So sánh với mức trung bình của các ruộng trên địa bàn; Cân nhắc điều chỉnh thực hành canh tác; Chia sẻ với cán bộ kỹ thuật và nông dân khác.

 

- Với cán bộ kỹ thuật: Theo dõi thông tin ruộng của nông dân một cách cụ thể và chi tiết hơn; Điều chỉnh hướng dẫn kỹ thuật cho phù hợp hơn với thực hành canh tác của nông dân và điều kiện của ruộng; Báo cáo số liệu chính xác hơn.

 

- Với cán bộ quản lý nông nghiệp: Theo dõi và quản lý thực hành sản xuất lúa tại địa phương; Báo cáo số liệu chính xác, kịp thời; Cung cấp hỗ trợ, tư vấn, chỉ đạo sản xuất kịp thời, phù hợp.

 

- Với hợp tác xã: Theo dõi và quản lý mức độ áp dụng các thực hành canh tác theo quy trình tại ruộng thành viên và ruộng liên kết; Báo cáo dữ liệu đầy đủ, kịp thời, hỗ trợ kiểm tra, xác minh, cấp chứng nhận sản phẩm.

 

Bằng cách thu thập dữ liệu và tạo báo cáo cấp đồng ruộng, FarMoRe hỗ trợ quá trình đồng sáng tạo và chia sẻ kiến thức giữa nông dân và các bên liên quan. Với chức năng tự động đánh giá thực hành canh tác lúa theo các tiêu chí sinh thái, bền vững do người dùng thiết lập, FarMoRe là một công cụ linh hoạt có thể hỗ trợ theo dõi và thúc đẩy tiến trình chuyển đổi nông nghiệp sinh thái. Công cụ này tích hợp vào hệ thống Theo dõi và báo cáo sản xuất lúa quốc gia (RiceMoRe) thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, FarMoRe cũng có tiềm năng đóng góp vào xây dựng cơ sở dữ liệu về sản xuất lúa xuyên suốt từ cấp đồng ruộng, xã, huyện, tỉnh đến cấp trung ương, hỗ trợ theo dõi, báo cáo và quản lý, chỉ đạo sản xuất theo các định hướng chiến lược về phát triển nông nghiệp sinh thái, bền vững, phát thải thấp của Chính phủ Việt Nam.

 

Hướng dẫn cài đặt và tạo tài khoản công cụ FarMoRe cho đối tượng là nông dân:

 

Bước 1: Tải và cài đặt

 

Bước 2: Đăng ký tài khoản

 

Bước 3: Đăng nhập và tạo khảo sát: Làm lần lượt theo thứ tự hình vẽ dưới đây.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 

Bước 4: Kết quả khảo sát theo từng vụ được thể hiện như bảng kết quả dưới đây

leftcenterrightdel
 

Trần Thị Diệu - Phạm Thanh Thuỷ

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia