Trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước tỉnh Bạc Liêu sau hơn 02 năm thực hiện đã có sự chuyển biến tích cực trong các khâu quy hoạch xây dựng, cơ chế, chính sách thu hút các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất tôm giống, chất lượng nuôi tôm thương phẩm an toàn do chế biến các sản phẩm tôm xuất khẩu.

Phát triển Bạc Liêu trở thành đầu mối của ngành tôm đi đầu trong nghiên cứu cho ứng dụng khoa học công nghệ cao cho hai đối tượng tôm nước lợ chủ lực, tôm thẻ chân trắng và tôm sú, trong đó tập trung phát triển các lĩnh vực sản xuất giống, nuôi thương phẩm do chế biến các sản phẩm tôm xuất khẩu. Kết quả qua 02 năm triển khai thực hiện đề án “Xây dựng Bạc Liêu trở thành trung tâm công nghiệp ngành tôm cả nước” đạt các kết quả sau:

Về sản xuất giống trên toàn tỉnh có 349 cơ sở sản xuất kinh doanh tôm giống, công suất dao động từ 32 đến 35 tỷ post/năm, 30 cơ sở sản xuất tôm càng xanh giống, công suất thiết kế 800 triệu post/năm đi cùng sản lượng 800 triệu con/năm. Tôm giống có chất lượng cao đạt trên 70%.

Để đẩy mạnh nhân rộng, phát triển các mô hình nuôi tôm hiệu quả, bền vững, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bạc Liêu đã thành lập tổ tư vấn phát triển mô hình nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao đã ban hành quy trình kỹ thuật gia định mức đầu tư mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng, siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu để làm cơ sở cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu tham vấn trong quá trình đầu tư và phát triển mô hình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

Bạc Liêu đang đẩy mạnh phát triển nuôi tôm dưới nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, bền vững như nuôi tôm, thâm canh, bán thâm canh, tôm rừng, tôm lúa được nhiều tổ chức trong và ngoài nước đánh giá cao về tính bền vững, lợi nhuận cao hơn 15 đến 30% so với độc canh cây lúa.

Ông Hồ Minh Phú – Trưởng phòng Kế hoạch – Tài chính, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh cho rằng cần đẩy mạnh chương trình giám sát dịch bệnh cho cơ sở nuôi tôm và cơ sở sản xuất giống, qua đó, thực hiện xây dựng và giữ vững thương hiệu tôm Bạc Liêu, đồng thời phục vụ đáp ứng được tiêu chuẩn qua các rào cản kỹ thuật mà các nước nhập khẩu hiện nay đang đặt ra rất cao, từ đó nâng giá trị tôm thương phẩm, thương hiệu “Tôm Bạc Liêu”.

Về giám sát dịch bệnh thủy sản, hàng năm thực hiện tốt kế hoạch phòng chống dịch thủy sản trên vùng đệm xây dựng chuỗi sản xuất tôm, đảm bảo an toàn dịch bệnh, thu mẫu xét nghiệm, kiểm tra, đánh giá công nhận theo khuyến nghị của tổ chức thú y thế giới nhằm sớm được công nhận dùng nuôi đạt chuẩn an toàn dịch bệnh để có thể xuất khẩu tôm nguyên con sang Úc do thị trường các nước duy trì thực hiện giám sát hàng năm nhằm đáp ứng yêu cầu của Úc khi sang thẩm định công nhận.

Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu hiện nay đã đầu tư xây dựng hoàn thành giai đoạn một gồm các hạng mục như: hệ thống ao lắng, kênh cấp nước, kênh chứa nước thải, hệ thống điện, tường rào xung quanh. Thực hiện xong các hồ sơ, thủ tục triển khai giai đoạn 2 gồm các hạng mục như: khu quản lý, điều hành, khu kiểm định xét nghiệm, khu nghiên cứu tiếp nhận, chuyển giao khoa học kỹ thuật. Khu xử lý nước thải tập trung đã có trên 30 công ty, doanh nghiệp đăng ký đầu tư vào khu nông nghiệp. Nhiều Viện, Trường đăng ký liên kết chuyển giao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào khu các đơn vị đầu tư vào hầu hết các phân đoạn trong chuỗi giá trị ngành tôm như tôm, bố mẹ, tôm giống, thức ăn, tôm, nuôi tôm theo những mô hình chế biến tôm, các ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành tôm lọc xử lý nước, bạt lót đáy ao, nhà màng, men vi sinh, chế phẩm sinh học, công tác kiểm định, xét nghiệm và nhiều hoạt động khác.

leftcenterrightdel
 Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu hiện nay đã đầu tư xây dựng hoàn thành giai đoạn một

Về chế biến tôm, trên toàn tỉnh hiện có 45 nhà máy chế biến thủy sản công suất thiết kế 209.700 tấn/năm. Năm 2021, sản phẩm thủy sản xuất khẩu 73.790 tấn, đạt 87,83% so với kế hoạch, giảm 16,6% so với năm 2019, trong đó tôm đông lạnh 71.290 tấn. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 776,14 triệu USD, đạt 87,6% so với kế hoạch, tăng 9,99% so với năm 2019. Trong đó, tôm đông lạnh 755,49 triệu USD. Hầu hết các nhà máy được đầu tư tương đối đồng bộ với dây chuyền hiện đại: hấp, cấp đông siêu tốc; dây chuyền sản xuất bán tự động đến tự động: rửa, phân cỡ, cân, mạ băng, đóng gói vận chuyển sản phẩm; công nghệ chế biến đạt tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm khi đưa ra thị trường tiêu thụ trà xuất khẩu ở các quốc gia như châu Âu, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc.

Ông Trần Văn Diệu – Giám đốc Công ty Thủy sản Thái Minh Long cho rằng về cái sản lượng chế biến xuất khẩu trong hai năm qua là tăng trưởng tỷ lệ rất mạnh, xuất phát từ nguồn nguyên liệu dồi dào. Nhưng năm trước công ty tổ chức thu mua bình quân từ 3.000 đến 4.000 tấn nguyên liệu thì hiện nay là tăng lên từ 6.000 đến 8.000 tấn.

Công tác xúc tiến đầu tư thương mại ngành tôm, nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư trong lĩnh vực nuôi trồng, sản xuất giống thủy sản, dịch vụ, hậu cần, nghề cá, chế biến thủy sản. Trong đó, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản được các doanh nghiệp quan tâm đầu tư nhiều nhất: Công ty cổ phần Việt Úc Bạc Liêu, Dự án khu sản xuất Nuôi trồng thủy sản cho tôm thương phẩm; Công ty cổ phần Tư vấn và xây dựng Thành Sen với dự án khu phức hợp năng lượng kết hợp với nuôi tôm siêu thâm canh công nghệ cao; Công ty cổ phần quan hệ Quốc tế đầu tư sản xuất với dự án đầu tư khu phức hợp năng lượng mặt trời kết hợp với nuôi tôm công nghệ cao; Công ty cổ phần Nuôi trồng thủy sản và Ứng dụng công nghệ cao Đông Hải với dự án nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao Đông Hải; Công ty cổ phần nuôi tôm công nghệ cao Bạc Liêu với dự án Nuôi tôm công nghệ cao Bạc Liêu. Những nguồn lực trên chính là cơ sở, xuất phát điểm góp phần đưa Bạc Liêu phát triển nhanh và trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm của cả nước.

Dẫn lời ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết đã và đang chỉ đạo quyết liệt cho ngành nông nghiệp là quy hoạch lại vùng nuôi. Vấn đề nuôi phong trào, nuôi tự phát vẫn còn, cần quy hoạch, khu vực nuôi công nghệ cao, khu vực nuôi thâm canh, bán thâm canh, nuôi quảng canh, nuôi quảng canh cải tiến, xác định, khoanh vùng khu vực xả thải; có quy hoạch, có kiểm tra, có kiểm soát. Đồng thời chỉ đạo thực hiện việc nâng cao chất lượng tôm Bạc Liêu. Đặt chất lượng là quan trọng, mang lại giá trị cao của của con tôm thì người nuôi phải có áp dụng khoa học kỹ thuật, đặc biệt không sử dụng các chất kháng sinh trong quá trình nuôi tôm đảm bảo môi trường nuôi, môi trường nước, lấy nước nuôi để đạt kết quả cao nhất và đem lại hiệu quả cao cho người nuôi tôm.

Mục tiêu của xây dựng Bạc Liêu trở thành Trung tâm công nghiệp ngành Tôm cả nước hướng tới là Bạc Liêu sẽ là đầu mối liên kết các tỉnh trong cụm sản xuất tôm của cả vùng, là nơi có sức hút của các nhà đầu tư, tạo được tác động lan tỏa để thúc đẩy ngành tôm và các ngành phụ trợ có liên quan đến tôm ở các tỉnh lân cận và cả nước cùng phát triển bền vững. Phát triển Bạc Liêu trở thành đầu mối của ngành tôm đi đầu trong nghiên cứu cho ứng dụng khoa học công nghệ cao cho tượng tôm nước lợ chủ lực, và phát triển các lĩnh vực sản xuất giống, nuôi thương phẩm do chế biến các sản phẩm tôm xuất khẩu.

Chí Công - Văn Cường

Trung tâm Khuyến nông Bạc Liêu