Trước đó, để thực hiện tốt các mục tiêu của mô hình, Trung tâm Khuyến nông đã khảo sát chọn điểm, lựa chọn các hộ có đủ điều kiện tham gia mô hình, tiến hành giám sát các hộ xây dựng chuồng trại theo quy trình kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh môi trường. Các hộ được tập huấn kỹ thuật về nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh, phối giống cho đàn trâu, trồng cỏ, dự trữ thức ăn. Theo đó, các hộ thực hiện trồng thâm canh cỏ VA06, tùy theo điều kiện đất đai và quy mô đàn trâu của hộ mà diện tích mỗi vườn cỏ từ 300- 500 m2; dự trữ rơm rạ và các cây thức ăn khác; tận thu các loại phụ phế phẩm nông nghiệp (lá sắn, ngọn lá ngô, thân lá cây đậu)... cho các hộ dân trước khi nhận trâu.

Tại lễ bàn giao, các hộ đã bốc thăm để được nhận trâu giống. Trâu đực làm giống được chọn lọc kỹ lưỡng, đảm bảo có ngoại hình đẹp, tầm vóc lớn (từ 400 – 440 kg/con), sức khỏe tốt. Trâu giống có lý lịch giống rõ ràng và được tiêm phòng, kiểm dịch đầy đủ trước khi bàn giao cho các hộ.

Sau khi nhận trâu đực giống, các hộ được cán bộ kỹ thuật nhắc lại các kỹ thuật cơ bản cho các hộ chăn nuôi trâu sẽ áp dụng trong quá trình chăn nuôi của gia đình: kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, vệ sinh chuồng trại và các biện pháp phòng trị một số bệnh thường gặp cho trâu… Trung tâm Khuyển nông cũng cử cán bộ kỹ thuật theo dõi và thường xuyên đôn đốc nhắc nhở các hộ nuôi và lập sổ nhật ký theo dõi để biết cách tính toán kinh tế trong chăn nuôi, từ đó chủ động trong nuôi dưỡng và phòng trừ dịch bệnh.

Với sự hướng dẫn, chỉ đạo sát sao của các cấp, các ngành cùng với quyết tâm cao của các hộ được nhận trâu giống, mô hình sẽ giúp bà con thay đổi tập quán chăn nuôi cũ kém hiệu quả, tiếp cận với các tiến bộ kỹ thuật mới, từng bước nâng cao số lượng, chất lượng đàn trâu của địa phương, tăng thu nhập cho các hộ dân, góp phần thực hiện chủ trương cải tiến nâng cao tầm vóc đàn trâu trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi./.

leftcenterrightdel

Bà Lê Thị Út Quyên, Trưởng phòng KTNL bàn giao trâu đực giống cho nông dân tại chuồng


Huyền Hương

Trung tâm Khuyến nông Quảng Ngãi