Đào tạo 30 tiểu giáo viên vùng miền núi về kỹ thuật thâm canh lúa lai

 

Ngày 29 và 30/10/2024, tại huyện Vĩnh Thạnh, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức lớp tập huấn ToT (đào tạo tiểu giáo viên) về kỹ thuật thâm canh lúa lai cho 30 học viên là cán bộ khuyến nông, khuyến nông viên cơ sở và cộng tác viên khuyến nông của các xã miền núi trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh.

 

Tại lớp tập huấn, các học viên được giới thiệu một số đặc điểm nông học, nhu cầu sinh thái của cây lúa lai, kỹ thuật thâm canh từ khâu chọn giống, làm đất, ngâm ủ giống, gieo sạ, trừ cỏ, bón phân, chăm sóc, điều tiết nước. Đồng thời, hướng dẫn các học viên các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), phòng trừ một số đối tượng sâu bệnh hại chính trên cây lúa lai.

 

Qua lớp tập huấn giúp các học viên nâng cao được kiến thức và kỹ năng cơ bản về kỹ thuật thâm canh cây lúa lai tại các vùng miền núi. Qua đó, nâng cao năng lực trong công tác chuyển giao, hỗ trợ người nông dân áp dụng một cách có hiệu quả vào trong sản xuất, nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế và cải thiện đời sống cho người dân.

leftcenterrightdel
 Các học viên trao đổi tại lớp tập huấn

 

Tập huấn ToT về kỹ thuật trồng thâm canh đậu xanh, đậu đen trên đất chuyển đổi

 

Từ ngày 23 đến ngày 24/10, tại huyện Vĩnh Thạnh, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức lớp tập huấn ToT (đào tạo tiểu giáo viên) về kỹ thuật trồng thâm canh đậu xanh, đậu đen trên đất chuyển đổi cho 30 học viên là cán bộ khuyến nông, khuyến nông viên cơ sở và cộng tác viên khuyến nông của các xã trên địa bàn huyện miền núi Vĩnh Thạnh (tỉnh Bình Định).

 

Tại lớp tập huấn, các học viên được chuyển giao các tiến bộ khoa học về kỹ thuật trồng thâm canh cây đậu xanh, đậu đen trên đất chuyển đổi. Đồng thời được hướng dẫn cách nhận diện một số đối tượng sâu bệnh hại chính và các biện pháp phòng trừ an toàn, hiệu quả, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng đậu xanh, đậu đen đem lại thu nhập cho người dân

 

Qua lớp tập huấn giúp các học viên tiếp thu được nhận thấy được hiệu quả của việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm áp lực sâu bệnh hại, cải tạo đất canh tác, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững. Đồng thời, kiến thức đội ngũ cán bộ khuyến nông ngày càng nâng cao, nhất là trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả, phù hợp với chuyển đổi cơ cấy cây trồng của địa phương. Từ đó, cán bộ khuyến nông có thể vận dụng những kiến thức truyền đạt cho nông dân và áp dụng thực tế công tác để giúp bà con nông dân đạt được hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất.

leftcenterrightdel
Báo cáo viên của Trung tâm Khuyến nông Bình Định chia sẻ tại lớp tập huấn

 

Tập huấn nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ khuyến nông

 

Trong 2 ngày, 10 và 11/10/2024, tại thành phố Quy Nhơn, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức lớp tập huấn nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ khuyến nông cho 30 học viên là cán bộ khuyến nông, cộng tác viên khuyến nông, khuyến nông cộng đồng của các huyện Vân Canh, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, thị xã An Nhơn, Hoài Nhơn và thành phố Quy Nhơn.

 

Tại lớp tập huấn, các học viên được giới thiệu tổng quan về hoạt động khuyến nông, nguyên tắc, nội dung, phương thức hoạt động, chính sách xây dựng và nhân rộng mô hình khuyến nông,... Đồng thời giới thiệu một số kỹ năng, phương pháp khuyến nông để giúp các học viên tiếp cận và áp dụng vào trong thực tiễn tại địa phương.

 

Với phương pháp tập huấn lấy học viên làm trung tâm, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, báo cáo viên đã hướng dẫn các học viên chia nhóm trình bày một số tình huống thường gặp trong quá trình triển khai các hoạt khuyến nông. Qua đó, cùng nhau trao đổi, thảo luận, chia sẻ để tìm ra các giải pháp xử lý tình huống hiệu quả nhất.

leftcenterrightdel
Các học viên chia nhóm để thảo luận 

 

Trong khuôn khổ lớp tập huấn, các học viên được hướng dẫn tham quan học tập kinh nghiệm mô hình trồng xoài với diện tích 05 ha của ông Nguyễn Văn Nhàn ở khu vực 1, phường Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn. Theo đó, các học viên được ông Nhàn giới thiệu “dụng cụ bao quả xoài” do ông sáng tạo rất hay và hiệu quả. Theo đó người trồng xoài chỉ cần đứng ở dưới cây, đưa dụng cụ lên để bao với tần suất 3 quả/phút, tương đương với 180 quả/giờ.

 

Ông Nhàn chia sẻ: Cách đây vài năm, trong 1 lần leo lên cây để bao quả xoài, cành xoài bị gãy nên tôi bị rơi xuống đất. Từ đó tôi trăn trở, suy nghĩ phải tìm mọi cách để bao quả xoài mà không phải trèo lên cây. Vì vậy, dụng cụ được tạo ra, qua đó giúp tôi đỡ nhọc công trong việc bao trái, việc thực hiện rất dễ dàng, nhanh chóng và rất hiệu quả. Tôi đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ đăng ký sáng kiến sở hữu trí tuệ để sản xuất ra số lượng lớn, với hi vọng người trồng xoài nói riêng và người trồng cây ăn quả nói chung giảm được công lao động, khó khăn vất quả trong việc bao quả.

leftcenterrightdel
Các học viên được ông Nhàn giới thiệu “dụng cụ bao quả xoài” do ông sáng tạo 

 

Phát biểu tại buổi bế mạc lớp tập huấn, ông Đỗ Minh Quang – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông, đánh giá cao sự nhiệt tình của các báo cáo viên và tinh thần học tập nghiêm túc, chuyên cần của học viên. Lớp tập huấn đạt được các mục tiêu đề ra, ngoài cung cấp các kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ, các học viên còn có dịp giao lưu học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm thực tế của địa phương mình, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động khuyến nông.

 

Thông qua các lớp tập huấn giúp các học viên nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ trong hoạt động khuyến nông, từng bước nâng cao năng lực cho đội ngũ khuyến nông viên, cộng tác viên, tổ khuyến nông cộng đồng trong công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn người dân tiếp cận, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Thành Nguyên

Trung tâm Khuyến nông Bình Định