Khóa tập huấn diễn ra trong 02 ngày xoay quanh một số nội dung chính như: (1) Một số tiến bộ áp dụng trong canh tác lúa giảm phát thải; (2) Phát thải khí nhà kính và sự cần thiết phải sản xuất lúa giảm phát thải; (3) Biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa vùng ĐBSCL; (4) Quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp vùng ĐBSCL.

 

Các nội dung này rất phù hợp với điều kiện sản xuất lúa tại Hậu Giang nỏi riêng và vùng ĐBSCL nói chung. Các chủ đề nêu bật các yếu tố kỹ thuật lẫn lợi ích kinh tế và môi trường của sản xuất lúa giảm phát thải, giúp cán bộ kỹ thuật và nông dân có thể áp dụng các giải pháp cụ thể để giảm tác động của sản xuất đến môi trường và thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu. 

 

Ngoài ra, trong chương trình tập huấn bố trí một buổi tham quan tại thị trấn Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ về mô hình ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa. Mô hình ứng dụng các máy móc hiện đại giúp tiết kiệm nhiên liệu và hiệu quả hơn, giúp giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất nông nghiệp. Tham quan mô hình giúp học viên thấy được việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa mang lại lợi ích toàn diện, không chỉ giúp người nông dân cải thiện năng suất và thu nhập mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ sức khỏe và môi trường. Đây là hướng đi đúng đắn để phát triển nông nghiệp bền vững, giúp nông dân vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu và cạnh tranh tốt hơn trên thị trường.

leftcenterrightdel
Giảng viên cùng học viên trao đổi tại điểm tham quan 

 

Giảng viên lớp tập huấn là Tiến sĩ Trần Kim Tính - Giảng viên cao cấp, Trường nông nghiệp - Trường Đại học Cần Thơ, không chỉ sở hữu kiến thức chuyên môn vững vàng mà còn có kỹ năng giảng dạy xuất sắc, giúp tối ưu hóa hiệu quả học tập của học viên. Kết hợp hoàn hảo giữa kiến thức chuyên sâu, phương pháp giảng dạy tương tác và kinh nghiệm thực tiễn. 

 

Sau khóa tập huấn kỹ thuật sản xuất lúa giảm phát thải và thích ứng với biến đổi khí hậu đã mang lại hiệu quả tích cực, giúp học viên có được kiến thức và kỹ năng thực tiễn để cải thiện sản xuất, bảo vệ môi trường và nâng cao thu nhập. Đây là một bước tiến quan trọng, khuyến khích người dân thay đổi tư duy và áp dụng các phương pháp canh tác bền vững, phù hợp với yêu cầu thị trường và điều kiện khí hậu biến đổi hiện nay.

Huỳnh Thị Hồng Quyên

Trung tâm Khuyến nông và DVNN tỉnh Hậu Giang