Theo chương trình Đoàn đã đến thăm và làm việc với Cục Khuyến nông; Trung tâm Phát triển và Khuyến nông Vùng 2 tại tỉnh Ratchaburi; Huyện Ban Pong, tỉnh Ratchaburi; Trung tâm Phát triển và Xúc tiến Việc làm Nông nghiệp tại tỉnh Suphanburi; Trung tâm Khuyến nông tỉnh Ayutthaya; Trạm Khuyến nông huyện Ban Na; Trung tâm Nghiên cứu Cộng đồng Ban Thung Kra Prong; Trung tâm tập huấn cộng đồng và một số nhóm hộ sản xuất…

Đoàn chụp ảnh lưu niệm tại buổi làm việc với Cục Khuyến nông Thái Lan.

Với tinh thần hợp tác và mong muốn được học tập kinh nghiệm hoạt động khuyến nông của nước bạn, đến đâu đoàn cũng nhận được sự đón tiếp thân tình cởi mở. Hai bên đã giới thiệu về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ và cùng nhau chia sẻ, phương pháp tiếp cận, kinh nghiệm hoạt động khuyến nông. Về hệ thống tổ chức Khuyến nông Thái Lan có Cục Khuyến nông Thái Lan (DOAE) làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về khuyến nông, dưới Cục có 9 Trung tâm Phát triển và Khuyến nông vùng, mỗi Trung tâm Khuyến nông vùng quản lý khoảng 7 – 9 tỉnh, cấp tỉnh có Trung tâm khuyến nông, ngoài ra còn có các trung tâm Phát triển và xúc tiến việc làm Nông nghiệp, Trung tâm đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Cơ cấu tổ chức của cơ quan khuyến nông cơ bản gồm: Phòng Hành chính - Quản lý nhân sự; phòng đào tạo nguồn nhân lực; Phòng Thông tin chiến lược và Phòng Kỹ thuật khuyến nông. Mục tiêu của khuyến nông làm gia tăng tiềm năng sản xuất cho nông dân cả về số lượng và chất lượng; Nhiệm vụ thúc đẩy công việc quan trọng của Chính phủ; Phát triển tổ chức nhằm thực hiện sự phát triển của địa phương; Tiến hành các phương pháp mới trong lập kế hoạch phát triển nông nghiệp, nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật lĩnh trồng trọt; Thực hiện đánh giá quản lý thông tin chiến lược; Đào tạo tập huấn phát triển nguồn nhân lực; Thông tin tuyên truyền bằng việc xây dựng hệ thống cơ quan thông minh (người dân được cung cấp tài khoản sử dụng internet, mạng điện thoại do Cục Nông nghiệp và Cục Khuyến nông cung cấp thông tin), cấp thẻ cung cấp thông tin sản xuất cho hộ nông dân khi nhận thông tin, cán bộ khuyến nông phản hồi tư vấn cho nông dân). Mỗi cán bộ khuyến nông phải hội tụ 4 yếu tố: Lập bản đồ phân tích nhóm phụ trách; liên hệ với nhóm hộ, thúc đẩy nông dân trẻ; cung cấp dịch vụ theo yêu cầu; thu hút sự tham gia của cộng đồng thông qua hoạt động truyền thông… Điều ấn tượng trong chuyến thăm quan học tập tại Thái Lan đó là sự hình thành và phát triển các trung tâm đào tạo cộng đồng, tại các Trung này Nhà nước hỗ trợ các điều kiện vật chất, kỹ thuật như máy móc thiết bị, tài liệu, giáo cụ trực quan, người nông dân đóng quỹ (trà nước…) và tự nguyện tham dự đào tạo tập huấn để nâng cao kiến thức phục vụ sản xuất đạt hiệu quả cao hơn. Các vùng sản xuất đều có bản đồ quy hoạch, tại điểm thăm nhóm hộ sản xuất và mô hình lúa tại Suan Taeng, trưởng nhóm hỗ trợ nông dân trong việc làm các thí nghiệm kiểm tra chất đất để sử dụng phân bón hiệu quả; Nhóm sản xuất rau và thảo dược của địa phương, các loại rau, quả (rau không sử dụng hóa chất) sản phẩm của nông dân được cấp chứng nhận GAP, nông dân làm việc theo nhóm sẽ thuận lợi trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Qua chuyến tham quan khảo sát, học tập tại Thái lan đã đánh dấu mối quan hệ giữa Khuyến nông 2 nước trên tinh thần đoàn kết, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển./.

* Một số hình ảnh của Đoàn công tác tại Thái Lan:

Đoàn thăm Lễ hội hoa Phong Lan tại Bangkok.

Đoàn thăm quan mô hình trồng hoa hướng dương tại tỉnh Suphanburi.

Đoàn thăm nhóm hộ sản xuất lúa tại Suan Taeng.

Đoàn trao đổi kinh nghiệm trồng cây ăn quả không sử dụng hóa chất.

BD - TTKNQG