Tham dự lớp tập huấn có 30 học viên là cán bộ khuyến nông, nông dân, chủ trang trại, thành viên tổ hợp tác, KNCĐ của 5 tỉnh là Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, An Giang và Trà Vinh.

Tại lớp tập huấn, học viên đã được những giảng viên nhiều kinh nghiệm đến từ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trường thủy sản – Đại học Cần Thơ truyền đạt và cập nhật các nội dung như: Tiến bộ kỹ thuật và công nghệ số về giống vật nuôi, ứng dụng công nghệ số trong quản lý trang trại chăn nuôi; Công nghệ tự động, công nghệ số, công nghệ chuồng kín (window less house); Công nghệ trứng, tinh, phôi; Công nghệ thuốc, vắcxin…; Tiến bộ kỹ thuật, ứng dụng công nghệ số trong thủy sản; Giải pháp xử lý môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Trong các công nghệ này, nổi bật là công nghệ Recirculation aquaculture system (RAS), là công nghệ xử lý nước tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản, là một công nghệ tiên tiến trong nuôi trồng thủy sản, giúp tiết kiệm nước và giảm thiểu tác động đến môi trường. Công nghệ RAS đã được áp dụng rộng rãi tại các quốc gia tiên tiến trong sản xuất thủy sản như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ,… Tại Việt Nam, công nghệ này cũng đang được các nhà sản xuất thủy sản áp dụng trong quá trình một số loại thủy sản có giá trị thương mại cao như tôm hùm, tôm sú, cá tra, cá basa, và cá điêu hồng. Hệ thống RAS cho phép người nuôi kiểm soát chặt chẽ môi trường nước ao nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và tăng trưởng đều đặn của tôm cá. Điều này cũng giúp nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm nuôi trồng.

Trong chương trình, học viên được tham quan mô hình Trang trại thỏ ứng dụng công nghệ mới trong chăn nuôi tại Trại thỏ Cẩm Nhung, Quận Ô Môn, TP Cần Thơ. Đây là nơi nghiên cứu, đào tạo và chuyển giao khoa học. Các nghiên cứu như xử lý phụ phẩm công nông nghiệp và thức ăn sẵn có bằng men vi sinh để nuôi thỏ và dê nhằm tận dụng thức ăn và giảm ô nhiễm môi trường. Trại cũng nghiên cứu sự thải khí mê-tan, CO2 trên khí thở của dê; CO2 và N2O thải ra trong phân của dê và thỏ. Hiện nay đã thực hiện thành công quy trình gieo tinh nhân tạo thỏ và đang làm các thí nghiệm về gieo tinh nhân tạo trên dê. Các loại thức ăn đã xử lý và ứng dụng như bã đậu nành, lục bình, vỏ xoài, vỏ mít, phụ phẩm khóm, rơm... Học viên còn được tham quan mô hình thủy sản tuần hoàn tại Trường Thủy sản – Đại học Cần Thơ.

leftcenterrightdel
 Tham quan mô hình Trang trại thỏ ứng dụng công nghệ mới trong chăn nuôi 
leftcenterrightdel
Tham quan mô hình thủy sản tuần hoàn tại Trường Thủy sản – Đại học Cần Thơ 

Nguyễn Văn Bắc

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia