Chương trình hợp tác với mong muốn cải thiện năng suất sản xuất nông nghiệp và tìm ra những đổi mới trong thực hành canh tác thông qua các nông trại kiểu mẫu được thành lập tại các vùng trồng chính, chương trình quản lý tổng hợp và phổ biến các thực hành tốt nhất cho nông dân trồng lúa, sầu riêng và cà phê để phát triển nông nghiệp bền vững trong thực tế.

 

Nội dung hợp tác cũng nhằm xây dựng 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp với việc gia tăng năng suất lúa và cải thiện công tác quản lý nông trại ở Đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, thúc đẩy xây dựng mô hình quản lý dịch hại và canh tác sầu riêng, cà phê hiệu quả, an toàn, bền vững.

 

Ông Kedelesara Govinda Rao Krishnamurthy - Giám đốc nhánh Khoa học cây trồng của Công ty TNHH Bayer Việt Nam cho biết, mục đích hợp tác giữa hai bên sẽ đạt được thông qua các nội dung bao gồm: (1) Nông trại cải tiến (Hai bên cùng thành lập các nông trại kiểu mẫu trọng điểm để thí điểm và thúc đẩy các đổi mới trong thực hành canh tác); (2) Cải thiện thực hành quản lý tại nông trại (Theo dõi và truy xuất nguồn gốc của nông trại); (3) Phổ biến các thực hành tốt nhất cho nông dân trồng lúa, sầu riêng và cà phê; (4) Các giải pháp nông học tuỳ chỉnh (Hợp tác chặt chẽ với nông dân trồng lúa, sầu riêng và cà phê để tối ưu hoá hiệu quả bảo vệ mùa màng trong canh tác để tăng năng suất và cải thiện chất lượng cây trồng).

 

Ông Lê Quốc Thanh – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia nhấn mạnh, hôm nay là ngày đặc biệt để chúng ta gặp gỡ, trao đổi và cùng nhau đi tới một cam kết, một biên bản ghi nhớ. Trung tâm mong muốn hợp tác với lực lượng chuyên gia để giúp bà con nông dân tiếp cận với công nghệ tiên tiến thông qua các phương thức: Đào tạo người huấn luyện và đào tạo nông dân; Tổ chức các khoá đào tạo góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả canh tác lúa, sầu riêng và cà phê; Thành lập nông trại kiểu mẫu và hợp tác xã; Phổ biến các thực hành tốt nhất cho nông dân, xây dựng tài liệu kết hợp các kênh truyền thông đảm bảo mạng lưới nông dân được kết nối thực hành tốt nhất từ các nông trại kiểu mẫu.

 

Trong năm 2025, hai bên sẽ đồng hành cùng nông dân trong các hoạt động:

 

1. Đối với cây lúa: Thúc đẩy và hỗ trợ Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại vùng ĐBSCL.

Cụ thể: Mở rộng mô hình vệ tinh Bayer Forwardfarming tại các tỉnh sản xuất lúa chính của vùng ĐBSCL. Tham gia xây dựng mô hình và hỗ trợ giải pháp quản lý dịch hại và bảo vệ thực vật các mô hình điểm của Đề án 1 triệu ha. Tổ chức các lớp ToT cho cán bộ khuyến nông, hợp tác xã và hệ thống khuyến nông cộng đồng… về các giải pháp bảo vệ thực vật trên lúa + giải pháp canh tác lúa bền vững, canh tác lúa chất lượng cao phát thải thấp tại một số tỉnh vùng ĐBSCL. Tổ chức các lớp đào tạo tập huấn và chuyển giao khoa học kỹ thuật bảo vệ thực vật và giải pháp bội thu cây lúa (Bayer Much More Rice) cho nông dân (ToF)…

 

2. Đối với cây sầu riêng và cà phê: Xây dựng, phát triển và chuyển giao mô hình và hỗ trợ giải pháp quản lý dịch hại; Phát triển và mở rộng chuyển giao mô hình canh tác và kết nối tiêu thụ sầu riêng, cà phê bền vững – Better Life Farming (Nông nghiệp tiên phong – Nhà nông thịnh vượng) (Better Life Farming là sáng kiến hướng đến hỗ trợ cộng đồng nhà nông nâng cao kiến thức, cải thiện hiệu quả canh tác và thu nhập đồng thời thúc đẩy canh tác bền vững và bảo vệ môi trường).

Cụ thể: Hợp tác lựa chọn và thiết lập các mô hình Better Life Farming tại các vùng trồng, xuất khẩu sầu riêng và cà phê chủ lực. Tổ chức các lớp tập huấn ToT về quản lý dịch hại sầu riêng và cà phê bền vững… kết hợp thăm mô hình cho cán bộ khuyến nông cộng đồng… Tổ chức các lớp tập huấn ToF cho nông dân, hợp tác xã… về quản lý dịch hại sầu riêng/cà phê bền vững, giải pháp bội thu sầu riêng (Much More Durian).

 

Một số hình ảnh tại buổi lễ ký kết:

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 

Đỗ Tuấn - Thúy Hiên

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia