Đây chắc chắn là trường hợp ở Somalia, nơi Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) đang sử dụng phương tiện đáng tin cậy này để giúp nông dân tăng sản lượng và đối phó với các điều kiện thời tiết khắc nghiệt - từ hạn hán đến mưa lũ thất thường - thường xuyên ảnh hưởng đến đất nước Đông Phi khô cằn và bán khô cằn này.

Hầu hết các hộ gia đình đều sở hữu một chiếc đài di động, thường chỉ cần một vài cục pin để hoạt động. Ngược lại, điện thoại thông minh ít phổ biến hơn và thường do nam giới sở hữu, mặc dù bối cảnh truyền thông trực tuyến đang thay đổi nhanh chóng và mang đến những cơ hội mới để phổ biến thông tin. Tuy nhiên, hiện nay đài phát thanh vẫn là kênh truyền thông cơ bản trong nước.

Ra mắt vào thời điểm đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng COVID-19, như một cách giải quyết các hạn chế được áp đặt trong đại dịch, các mô-đun đào tạo trên đài của FAO bao gồm nhiều chủ đề như thực hành nông nghiệp tốt, phát triển chuỗi giá trị, nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu, các chuyên đề về dinh dưỡng, ngư nghiệp, chăn nuôi và giáo dục tài chính.

Việc sử dụng công nghệ như vậy phù hợp với Somalia, một quốc gia có truyền thống truyền miệng phong phú nhưng tỷ lệ tiếp cận internet kém, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Đài phát thanh là kênh thông tin quan trọng, hiệu quả nhất và là loại hình thông tin đại chúng phổ biến nhất tại đây. Có hơn 60 đài phát thanh ở đất nước rộng lớn này. Nó cũng được coi là một nguồn thông tin đáng tin cậy, vì người nghe có thể tương tác trực tiếp với phương tiện này thông qua các cuộc gọi hoặc thậm chí là các chuyến thăm trực tiếp tới đài phát sóng.

leftcenterrightdel
 

Kể từ năm 2021, FAO đã sản xuất và phát sóng trung bình 736 tập phim mỗi năm tương ứng với khoảng 14.700 phút phát sóng. Mỗi tập phim kéo dài khoảng 20 phút về nhiều chủ đề khác nhau. Ví dụ: Quản lý nước và cách thu hoạch nước mưa. Sử dụng nước hiệu quả kết hợp với việc lựa chọn cây trồng,…

Chẳng hạn, tập phim về quản lý nước trong bối cảnh nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu của FAO đã hướng dẫn nông dân cách tưới nước tốt nhất cho cây trồng và cách thu hoạch nước mưa để sử dụng trong mùa khô. Phương pháp sử dụng nước hiệu quả này kết hợp với việc lựa chọn cây trồng cẩn thận có thể giúp hạn chế tác động do biến đổi khí hậu gây ra.

Tập phim khác giải thích cho nông dân cách tăng giá trị cho cây trồng bằng cách đóng gói sản phẩm vào thùng/ hộp hoặc túi được dán nhãn, ghi rõ số lượng cụ thể để sẵn sàng bảo quản và vận chuyển; giúp người mua dễ dàng nhận biết tại các cửa hàng và chợ.

Các tập phim được các chuyên gia của FAO soạn thảo bằng tiếng Anh, sử dụng từ vựng đơn giản, thông dụng hàng ngày và được dịch sang hai ngôn ngữ chính ở Somalia là Maaxa Tiri và Maay, sau đó được phát sóng bởi 21 đài phát thanh trải khắp đất nước, bao gồm cả Đài phát thanh Dịch vụ công cộng ở Somalia.

leftcenterrightdel

Phản hồi của người nghe đối với các chương trình phát thanh của FAO đều rất tích cực. 94% người nghe được khảo sát cho biết họ đã có được kỹ năng trồng trọt và quản lý doanh nghiệp trồng trọt tốt hơn

Phản hồi của người nghe đối với các chương trình phát thanh của FAO đều rất tích cực. 94% người nghe được khảo sát cho biết họ đã có được kỹ năng trồng trọt và quản lý doanh nghiệp trồng trọt tốt hơn.

Vào năm 2022, FAO đã thực hiện đánh giá tác động chi tiết để nhận biết tính hiệu quả của chương trình đào tạo từ xa dựa trên sóng vô tuyến đối với các cộng đồng nông thôn ở Somalia.

Việc đánh giá được thực hiện bằng cách sử dụng các cuộc phỏng vấn trực tiếp với mẫu ngẫu nhiên gồm 1.185 người nghe đài - chủ yếu là nông dân và người chăn nuôi trải rộng trên 12 khu vực và đã nhận được những phản hồi cực kỳ tích cực. 94% người nghe cho biết họ đã có được kỹ năng sản xuất cây trồng và quản lý doanh nghiệp về trồng trọt tốt hơn, trong khi 64% những người theo học các học phần đào tạo về dinh dưỡng cho biết họ đã áp dụng kiến thức thu được vào các bữa ăn hàng ngày của gia đình. Qua các mô-đun khác nhau, hơn 70% những người được khảo sát đã áp dụng kiến thức hoặc chia sẻ kiến thức đó với người khác.

Những người ở trạm phát thanh đã đề xuất những điều mà tất cả chúng tôi đều được hưởng lợi. Tôi đã học được trên đài phát thanh là cần sử dụng hạt giống tốt để cây trồng cho năng suất và chất lượng tốt và tôi nghĩ điều đó đúng nên tôi đã làm theo lời khuyên”, một thính giả tên Jowhar cho biết.

Một thính giả khác của đài đối tác, Đài phát thanh Warsan, cho biết họ đã thu được kiến thức bất ngờ về “các cách chống lại sâu bệnh bằng cách sử dụng các nguồn tài nguyên sẵn có”.

Những người được hỏi đặc biệt đánh giá cao các phần hỏi đáp của chương trình phát sóng, họ cho rằng điều này đã thúc đẩy sự tự tin và động lực của họ để áp dụng và chia sẻ kiến thức thu được. Có lẽ điều quan trọng nhất là phần lớn người nghe cho biết, thông qua đào tạo trên đài phát thanh họ đã áp dụng kiến thức học được vào thực tiễn sản xuất, nhờ đó năng suất cây trồng của họ đã tăng lên, chất lượng sản phẩm được cải thiện và tổn thất sau thu hoạch giảm xuống, do vậy thu nhập tăng lên rõ rệt.

Đại diện FAO tại Somalia, Etienne Peterschmitt, nhận xét rằng các chương trình phát thanh là một phần trong chiến lược phát triển năng lực của FAO tại nước này. Peterscmitt nhận xét: “Thông qua đài phát thanh, chúng tôi đã cố gắng vượt qua những thách thức về khả năng tiếp cận do các hạn chế liên quan đến COVID-19 và tiến hành đào tạo từ xa để giải quyết các mối đe dọa do biến đổi khí hậu gây ra”.

Khi Liên Hợp Quốc kỷ niệm ngày Phát thanh Thế giới vào ngày 13 tháng 2, FAO đang hướng tới việc mở rộng và thường xuyên hóa các chương trình phát thanh này để người nghe có thể học cách dựa vào thông tin liên tục, quen thuộc và đáng tin cậy này. Hy vọng rằng các cơ quan khuyến nông cũng sẽ tận dụng tối đa giá trị của chương trình phát thanh để thúc đẩy các dịch vụ truyền thông nông thôn và sẽ thể chế hóa loại hình truyền thông này.

Mai Anh – Theo FAO