Theo báo cáo của Tổng cục thuỷ sản, khai thác năm 2023 có những yếu tố thuận lợi đó là kinh tế thế giới tăng trưởng trở lại sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát và xung đột giữa Nga và Ucraina bớt căng thẳng; lợi thế từ việc tận dụng các ưu đãi của Hiệp định CPTTP và EVFTA, mức thuế chống bán phá giá vào thị trường Hoa Kỳ giảm. Đồng thời, chính trị và kinh tế trong nước tiếp tục ổn định, sự chỉ đạo quyết liệt, quan tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giúp ngành thủy sản tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Các chương trình, đề án, kế hoạch thực hiện các mục tiêu, giải pháp Chiến lược phát triển thủy sản được triển khai đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương; các khó khăn, bất cập trong quy định pháp luật tiếp tục được rà soát, sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tế sản xuất.

leftcenterrightdel
Ngư dân huyện Quỳnh lưu, Nghệ An đang lấy đá chuẩn bị chuyên vươn khơi

Tuy nhiên khai thác thuỷ sản cũng gặp một số khó khăn trở ngại như: việc thay đổi cơ cấu tổ chức từ một đơn vị quản lý (Tổng cục) chung thành 02 đơn vị quản lý (02 Cục) bước đầu sẽ gặp khó khăn trong công tác chỉ đạo, điều hành, phối hợp thực hiện nhiệm vụ. Việc giao thương giữa các quốc gia vẫn còn khó khăn, giá cước vận chuyển quốc tế chưa có xu hướng giảm, giá nguyên nhiên, vật liệu phục vụ sản xuất tăng cao. Thời tiết diễn biến phức tạp do biến đổi khí hậu, sự thiếu hụt nguồn nước cấp cho vùng đồng bằng sông Cửu Long; yêu cầu ngày càng cao về an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc của các thị trường, thẻ vàng của EC chưa được tháo gỡ, cường lực khai thác chưa giảm theo mức yêu cầu của Chiến lược đề ra trong khi nguồn lợi thủy sản đang có xu hướng suy giảm, lao động trong khai thác thiếu về số lượng và chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng; tình hình phức tạp về an ninh trật tự trên biển (các nước tăng cường kiểm soát tàu cá, ngư trường khai thác bị thu hẹp), các quy định mới của Luật Thủy sản 2017 về quản lý khai thác theo hướng bền vững, hiệu quả, có trách nhiệm đang được triển khai thực hiện tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc.

 
leftcenterrightdel
Đ/c Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu chỉ đạo Hội nghị

Từ những thuận lợi khó khăn, Ngành đưa ra một số giải pháp đó là: Tiếp tục triển khai Luật Thủy sản năm 2017 và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật để chủ động xây dựng các chương trình, kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện. Quyết liệt chỉ đạo hoàn thành việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên, đặc biệt là việc  duy trì kết nối trong suốt thời gian tàu hoạt động. Tăng cường kiểm soát tàu cá rời cảng và về cảng; đảm bảo thực hiện đúng quy định về khai báo và kiểm soát sản lượng, thành phần loài thủy sản bốc dỡ qua cảng. Cập nhật thường xuyên danh sách tàu cá khai thác IUU và danh sách tàu cá có nguy cơ cao gửi về Tổng cục Thủy sản để đăng tải trên trang tin điện tử của Tổng cục cho tất cả các địa phương cùng kiểm soát.

Tiếp tục điều tra nghề cá thương phẩm phục vụ công tác đánh giá, xác định sản lượng khai thác tối đa cho phép trên các vùng biển, nghề một cách hợp lý và bền vững. Tăng cường điều tra biến động nguồn lợi hải sản ở các vùng biển, đặc biệt là vùng ven bờ phục vụ việc xác định hạn ngạch giấy phép khai thác của các địa phương. Nâng cao độ chính xác của bản tin dự báo ngư trường, thu hẹp tọa độ dự báo, định hướng dự báo bổ sung thêm cho các nhóm đối tượng; Đổi mới phương thức phát hành, cung cấp các bản tin dự báo ngư trường khai thác hải sản để ngư dân tiếp cận, biết và sử dụng trong sản xuất.

Theo dõi và nắm chắc về tình hình, diễn biến thời tiết và thông tin về nguồn lợi thủy sản chỉ đạo kịp thời, huy động tàu thuyền sản xuất các nghề phù hợp để khai thác có hiệu quả. Quản lý tốt hạn ngạch khai thác hải sản, giảm dần số lượng tàu cá khai thác và đẩy mạnh công tác chuyển đổi từ nghề khai thác xâm hại nguồn lợi thủy sản và môi trường sang làm các nghề khác cho ngư dân. Tổ chức rà soát và xem xét điều chỉnh giảm số hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản tại vùng ven bờ và vùng lộng sát thực với số tàu cá hiện có của địa phương phù hợp với quy định tại Điều 49 Luật Thủy sản năm 2017. Hướng dẫn ngư dân tổ chức khai thác trên biển theo chuỗi để tăng thời gian bám biển, tiết kiệm chi phí di chuyển ngư trường, nâng cao hiệu quả khai thác. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển khai thác viễn dương và tổ chức đưa ngư dân đi khai thác hải sản ở một số nước đã ký kết thích ứng linh hoạt với tình hình dịch bêngh Covid mới. Phối hợp với Liên hiệp hợp tác kinh tế Việt Nam - Châu Phi (VAECA) tìm hiểu nhu cầu, khả năng, điều kiện hợp tác khai thác với các nước vùng Tây Phi. Phối hợp với các đơn vị nghiên cứu đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong chế biến, bảo quản sản phẩm thủy sản khai thác, nâng cao giá trị sản phẩm. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan đến khai thác thủy sản cho ngư dân: hướng dẫn việc ghi nhật ký khai thác và báo cáo khai thác của tàu cá, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác truy xuất nguồn gốc thuỷ sản, kiểm tra, giám sát và cấp giấy chứng nhận, xác nhận thủy sản khai thác. Tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về quản lý khai thác, quản lý tàu cá tại các địa phương, đặc biệt là các nội dung liên quan đến công tác chứng nhận, xác nhận. Kịp thời hướng dẫn tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện. Làm tốt công tác đánh giá công nhận các cơ sở đăng kiểm tàu cá đủ điều kiện, đồng thời thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, chấn chỉnh công tác đăng ký, đăng kiểm tàu cá của các địa phương; nâng cao chất lượng công tác đào tạo, tập huấn năng lực, nghiệp vụ cho đội ngũ đăng kiểm viên tàu cá. Hướng dẫn các địa phương tổ chức lại bộ máy quản lý cảng cá, đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện một số nhiệm vụ về quản lý khai thác thủy sản cho ban quản lý cảng cá phù hợp, đảm bảo đủ năng lực thực hiện các nhiệm vụ được giao theo Luật Thủy sản năm 2017 và yêu cầu cấp bách hiện nay theo khuyến nghị của EC. Cập nhật vào hệ thống phần mềm các thông tin tàu cá đăng ký, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật, giấy phép khai thác thủy sản, nhật ký điện tử, quy trình kiểm soát tàu ra vào cảng, biên nhận bốc dỡ sản phẩm, sản lượng lên bến, giấy xác nhận, chứng nhận nguồn gôc nguyên liệu thủy sản, triển khai phần mềm truy suất nguồn gốc điện tử. Từng bước hướng đến mục tiêu quản lý số hóa nghề cá, đặc biệt lĩnh vực khai thác thủy sản. Tổ chức tập huấn, tuyên truyền, phổ biến cho cán bộ và ngư dân về các quy định của việc đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển; Hướng dẫn sử dụng các trang thiết bị thông tin liên lạc trên tàu cá, quy tắc tránh va để đảm bảo an toàn trong sản xuất. Phối hợp với Bộ đội Biên phòng, chính quyền các địa phương tăng cường công tác quản lý tàu cá, kiểm tra an toàn cho tàu cá, đảm bảo các tàu cá đủ điều kiện an toàn mới được phép đi biển.

Rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý của các cảng cá để đảm bảo đủ năng lực thực hiện các nhiệm vụ Kiểm soát được tàu cá ra vào cảng; Giám sát sản lượng thủy sản bốc dỡ, thu nhật ký, báo cáo khai thác và xác nhận nguồn gốc thủy sản theo quy định mới. Tập trung nguồn lực để đầu tư xây dựng, nâng cấp, duy tu sửa chữa các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá theo quy định. Công bố đóng, mở mới các cảng cá, công bố khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá theo quy định. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn về các quy định của pháp luật đối với quản lý cảng cá, nâng cao năng lực cho các BQL cảng cá và nhận thức ngư dân. Triển khai hiệu quả về kế hoạch thực hiện các biện pháp Quốc gia có cảng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt./.

Trần Trung Thành

Trung tâm Khuyến nông Nghệ An