Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Trần Thanh Nam, bà Nguyễn Thị Minh Thuý - Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, bà Joanna Kane-Potaka - Phó Tổng Giám đốc IRRI đồng chủ trì hội thảo.

Tại Hội thảo các đại biểu đã nghe báo cáo của Cục Trồng trọt về Đề án "Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030". Đây là nội dung có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong định hướng chuyển đổi phương thức canh tác lúa bền vững nhằm hình thành, phát triển các vùng nguyên liệu tập trung quy mô lớn ổn định lâu dài, bảo đảm chất lượng canh tác bền vững và hiệu quả tại vùng ĐBSCL.

Tổ chức IRRI giới thiệu đến các đại biểu Quy trình và Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Quy trình bao quát toàn bộ các khâu của sản xuất lúa, gồm ba hợp phần (i) Kỹ thuật canh tác, (ii) Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch và (iii) Quản lý rơm rạ.

Trong khuôn khổ Hội thảo, Cục Trồng trọt công bố Quyết định ban hành Quy trình và Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp vùng ĐBSCL gồm: (1) Canh tác áp dụng cơ giới hóa đồng bộ và chuyển đổi số trong nông nghiệp để cải tiến phương thức canh tác chính xác hơn, giảm lao động thủ công, giảm vật tư đầu vào, tăng hiệu quả sử dụng đất, nước, giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và giảm phát thải khí nhà kính. (2) Quản lý sau thu hoạch dựa trên áp dụng các công nghệ sấy, bảo quản, chế biến để giảm tổn thất, duy trì tối đa chất lượng gạo đáp ứng yêu cầu của thị trường tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. (3) Quản lý rơm rạ theo hướng tuần hoàn và giảm phát thải, áp dụng cơ giới hoá và công nghệ sinh học trong thu gom rơm, xử lý, và chế biến thành các sản phẩm có giá trị cao như nấm rơm, thức ăn cho đại gia súc, đệm lót sinh học, phân hữu cơ, sản phẩm thay thế nhựa… tăng thu nhập cho nông dân và các tác nhân liên quan trong chuỗi giá trị, giảm ô nhiễm môi trường.

Quy trình bao quát toàn bộ các khâu của sản xuất lúa, liên kết, thống nhất với nhau tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh đồng bộ áp dụng cho sản xuất lúa trong vùng của Đề án 1 triệu ha. Các hợp phần kỹ thuật sản xuất có tính liên kết, thống nhất với nhau tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh đồng bộ áp dụng cho sản xuất lúa trong vùng của Đề án. Với mục tiêu giảm 30% chi phí đầu vào, góp phần giảm chi phí sản xuất lúa cho các hộ nông dân; tăng tỉ suất lợi nhuận của người trồng lúa và góp phần thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm lượng khí phát thải. Cuốn sổ tay là tài liệu sử dụng hữu ích cho nông dân, khuyến nông viên, hợp tác xã, trang trại, doanh nghiệp và cán bộ quản lý trong thực hiện Đề án.

Tại hội thảo, các tổ chức quốc tế như World Bank, Đại sứ quán New Zealand, TaiwanICDF và Bayer, Công ty cổ phần phân bón Bình Điền, FAO, SNV đã thảo luận, trao đổi về sự hợp tác, hỗ trợ của các tác nhân đối với Đề án "Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030".

leftcenterrightdel
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Trần Thanh Nam phát biểu tại hội thảo
leftcenterrightdel
Phó cục trưởng Cục Trồng trọt Lê Thanh Tùng công bố QĐ ban hành Sổ tay hướng dẫn quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp vùng ĐBSCL
leftcenterrightdel
Đại diện lãnh đạo Bộ NN và Tổ chức IRRI công bố Quyết định ban hành Quy trình và Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp vùng ĐBSCL
leftcenterrightdel
Ban hành Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp vùng Đồng bằng sông Cửu Long phục vụ Đề án
leftcenterrightdel
 Giám đốc TTKNQG Lê Quốc Thanh trao Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp vùng ĐBSCL cho đại diện TTKN các tỉnh vùng ĐBSCL

Đỗ Tuấn