Cho đến những năm 1970, việc trồng lúa ở Nhật Bản vẫn là công việc lao động chân tay, những người nông dân phải cúi mình trên những cánh đồng lúa lầy lội. Lúa được trồng ở nhiều trang trại thâm canh nhỏ, lúa được cấy là chủ yếu thay vì gieo thẳng. Phần lớn người lao động là phụ nữ, các ngón tay của họ bị vẹo và lưng bị gù sau những ngày cấy lúa và làm cỏ bằng tay. Việc phát minh ra máy cấy lúa đã giải tỏa cho họ khỏi phần lớn công việc cực khổ này. Ngày nay, 98% ruộng lúa của Nhật Bản được trồng bằng máy cấy cơ giới.

Mặc dù một số người có thể cho rằng các nhà sản xuất lớn hoặc các viện nghiên cứu đã phát triển máy cấy lúa, nhưng phần lớn việc đổi mới và khắc phục sự cố được thực hiện bởi nông dân và các nhà phát minh độc lập. Chính vì lao động vất vả của công việc trồng lúa đã truyền cảm hứng cho họ.

Năm 1898, bằng sáng chế máy cấy lúa đầu tiên được cấp cho một nông dân, Heigoro Kono, người vốn xuất thân từ một gia đình Samurai ở làng Kitago, Miyazaki. Vào thời điểm đó, nhiều loại máy mới khác như máy xay lúa cơ giới và máy cuốn chè xanh đang được phát triển và giới thiệu. Máy cấy lúa bốn hàng của Kono, được kéo giống như một chiếc xe kéo và có bánh răng để di chuyển móc cấy.

leftcenterrightdel
Máy cấy đầu tiên được cấp bằng sáng chế do Heigoro Kono phát minh vào năm 1898 

Từ năm 1898 đến năm 1955, 192 bằng sáng chế mới về máy cấy lúa, phần lớn sáng chế là của nông dân và các thương gia máy nông nghiệp. Các mô hình máy cấy lúa rất đa dạng, từ đơn giản đến phức tạp, bao gồm các mô hình giống như con rối được cơ giới hóa, trồng cây di động có bánh xe, trồng cây có đường trượt, trồng cây bằng dây cáp kéo, trồng cây do con người hoặc động vật điều khiển và máy tự hành. Hầu hết đều bắt chước các động tác cấy lúa bằng tay.

Các mô hình khác tương tự như máy cấy hiện đại đó là sử dụng mạ khay. Benzo Watanabe ở thành phố Okayama đã phát minh ra đầu tiên vào năm 1933. Hình trên cho thấy chiếc máy đơn giản của ông, trông giống như một chiếc bàn gỗ có bánh xe mạ khay được đặt sẵn ở trên bệ. Khi máy chuyển động, mỗi gốc mạ khay được xuyên qua một hình trụ và rơi xuống ruộng lúa như là hình thức cấy lúa.

leftcenterrightdel
Máy cấy lúa do Benzo Watanabe, thành phố Okayama, phát minh năm 1933 

Trước Thế chiến thứ hai, có rất ít viện nghiên cứu công lập tham gia vào việc phát triển máy cấy lúa. Các nhà nghiên cứu chính thống coi việc gieo hạt trực tiếp là cách tốt nhất để giảm chi phí lao động trong sản xuất lúa, nhưng điều này chỉ có thể thực hiện được ở các trang trại lớn. Đến giữa những năm 1950, Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp Nhật Bản cũng bắt đầu quan tâm đến vấn đề này sau khi tin tức về những người trồng lúa ở Ý và Trung Quốc lan sang Nhật Bản.

Năm 1958, Tạp chí Nông nghiệp Cơ giới đã đăng một bài báo với tiêu đề giật gân: “Sputnik trên bầu trời, những người cấy lúa trên mặt đất: Khám phá sự giàu có chưa kể và thực hiện những giấc mơ của loài người.” Năm 1961, một nhóm nghiên cứu máy cấy lúa tại Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp được thành lập, và cả khu vực công và khu vực tư đều vào cuộc. Năm 1965, máy trồng lúa thương mại đầu tiên đã được phát triển - đó là máy trồng một hàng. Trong khi đó, những người nông dân vẫn tiếp tục đóng góp những cải tiến mới cho máy cấy lúa.

leftcenterrightdel
Máy cấy lúa thương mại đầu tiên được phát minh bởi Masao Sekiguchi vào năm 1965 

Năm 1986, Ikuo Yamakage thuộc Viện Máy nông nghiệp Quốc gia đã phát triển một hệ thống sử dụng vòng quay bánh răng. Hệ thống đó hiện được sử dụng trong hơn 80% máy cấy lúa thương mại. Công nghệ này cho phép điều khiển các góc của móc cấy lúa cấy và nó cho phép di chuyển nhanh hơn, mượt mà hơn. Sự đổi mới này cho phép máy cấy được gắn vào máy móc lái xe, vì nó có thể theo kịp tốc độ cao của phương tiện di chuyển.

leftcenterrightdel
Máy cấy lúa nhiều hàng hiện đại (nguyên mẫu đầu tiên do Ikuo Yamakage phát minh năm 1986) 

 

Vào những năm 1950, canh tác lúa cần 2.000 giờ lao động trên một ha. Sau khi các loại máy móc như máy xới đất, máy gặt và đặc biệt là máy cấy lúa ra đời, nhu cầu lao động đã giảm đáng kể. Ngày nay, số giờ canh tác lúa đã giảm xuống chỉ còn 260 giờ lao động trên một ha. Do đó, nhiều lao động ở các trang trại trồng lúa đã đến làm việc ở các thành phố, nơi đang trải qua thời kỳ bùng nổ kinh tế trong những năm 1960.

Việc phát minh ra máy cấy lúa có thể là phát kiến quan trọng nhất của Nhật Bản trong thế kỷ 20. Chúng ta không nên quên rằng nó tồn tại là nhờ trí tuệ và sự bền bỉ của người nông dân.

Quỳnh Yến

(Theo extension.oregonstate.edu)